Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Phải chăng Mặt trăng rỗng bên trong? Liệu nó có phải do con người tạo ra, với một lớp bụi dày che phủ lớp khung kim loại trong hàng tỷ năm qua?
Tất nhiên, điều này cho rằng có các nền văn minh nhân loại tiên tiến cách đây hàng tỷ năm. Giả thuyết này đã thu hút sự chú ý khi một số mẫu vật đã được tìm thấy, đặt ra câu hỏi cho hiểu biết thông thường của chúng ta về lịch sử.
Những giả thuyết như vậy vẫn được nhiều người quan tâm, trong khi các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu Mặt trăng để tìm hiểu về thành phần cấu tạo và cách thức hoạt động.
Chúng ta sẽ cùng xem xét một số điểm kỳ dị của Mặt trăng.
1. Hiện tượng dội âm: Mặt trăng rỗng bên trong?
NASA đã tạo ra một va chạm trên bề mặt Mặt trăng vào năm 1969 để các phi hành gia của phi thuyền Apollo 12 có thể đo đạc sóng địa chấn phát ra. Các sóng xung kích đo đạc được đã khiến các nhà khoa học chấn động.
Những đợt sóng xung động vẫn tiếp tục trong khoảng 1 giờ, bắt đầu từ những đợt sóng nhỏ và tăng dần cường độ lên. Điều này rất khác so với tất cả các hiện tượng địa chấn đã được ghi nhận trên Trái đất,
Tạp chí Apollo Lunar Surface đã trích dẫn cách giải thích của tiến sĩ Ross Taylor trên trang web của NASA. Taylor là một nhà khoa học nghiên cứu Mặt Trăng, người giúp giám định các mẫu vật thu thập được bởi tàu Apollo 11.
Ông nói: “Đây là một điều phi thường. Khi bạn có một chấn động kiểu này trên Mặt trăng, thì khác với một trận động đất trên Trái đất, vốn nhanh chóng biến mất, nhưng các sóng va chạm này lại tiếp tục dội âm xung quanh Mặt trăng trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Và điều này là do tính chất cực kỳ khô hạn của đá Mặt trăng”.
“Như chúng ta đã biết, không có hơi ẩm trên Mặt trăng, không có thứ gì để hãm lại các rung động này. Bề mặt của Mặt trăng được phủ lên lớp đá vụn và lớp đá này đã truyền những sóng rung mà không hãm chúng lại như ở trên Trái đất. Về cơ bản, đó là kết quả của tình trạng cực kỳ khô hạn của Mặt trăng”.
Một số nhà khoa học thì lại bàn cãi, cho rằng lực hấp dẫn xung quanh Mặt trăng cho thấy nó phải có một khối lượng nhất định, và nó không thể là rỗng ruột.
2. Quỹ đạo bất thường
Ảnh “Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất”từ Shutterstock
Nhà vật lý học người Ý Lorenzo Iorio đã đăng một bài báo trên tờ Monthly Notices của Cộng đồng Thiên văn Học Hoàng gia vào năm 2011 thảo luận về “hành vi bất thường” của Mặt trăng.
Ông nói rằng một sự thay đổi nhỏ từ từ qua thời gian trong quỹ đạo của Mặt trăng mà mô hình hiện nay không thể giải thích. Quỹ đạo của Mặt trăng đang tăng dần độ lệch tâm.
Độ lệch tâm là thước đo mức độ lệch của quỹ đạo so với một đường tròn hoàn hảo.
Iorio kết luận trong phần tóm tắt nghiên cứu: “Việc tìm ra một cách giải thích [thỏa đáng] cho hành vi bất thường của độ lệch tâm của Mặt trăng hiện đang bị bỏ ngỏ“.
3. Các hố lồi trên Mặt Trăng
Một số hố trên Mặt trăng có phần đáy lồi (với bề mặt cong hoặc tròn hướng ra ngoài) thay vì lõm (cong hướng vào trong, hay bị trũng). Một số người cho đây là bằng chứng của một cái vỏ cứng (nhân tạo) dưới lớp bề mặt. Khi thiên thạch va vào Mặt trăng, thông thường chúng sẽ tạo ra các hố lõm.
Charles A. Wood, thuộc Phòng Khoa học Địa chất thuộc trường Đại học Brown, đã viết năm 1978 rằng các hố lồi này có thể đã được tạo thành bởi dung nham. Ông nói rằng dung nham đã thấm lên bề mặt qua các vết nứt.
Ông lưu ý: “Để dung nham có thể tạo ra các vòng thay vì các vũng … thì đòi hỏi phải có một tỷ lệ nhớt cao hơn hoặc tốc độ đẩy ra thấp hơn dung nham nguyệt hải thông thường [“Nguyệt hải” chỉ các vùng đồng bằng tối và rộng lớn trên Mặt trăng được tạo thành bởi sự phun trào núi lửa, người ta cho rằng nơi đây từng là biển]. Magma có thể là ba-zan nguyệt hải phun trào dưới các điều kiện bất thường, hoặc là ba-zan nguyệt hải khác nhau trong một túi, hoặc trong một số trường hợp là một loại magma không phải là nguyệt hải”.
4. Mặt trăng làm ổn định trục Trái đất
Dù có được tạo ra để phục vụ một số chức năng hay không, thì Mặt trăng vẫn có một tác dụng tích cực lên Trái Đất.
Theo NASA: “Mặt trăng giúp ổn định sự rung lắc của Trái đất, tạo nên các mùa ổn định hơn”.
Trong một bài đăng trên trang web của NASA, nhà khoa học NASA, tiến sĩ Eric Christian và chuyên gia giáo dục từ xa của NASA Beth Barbier đã giải thích nhiều hơn: “[Mặt trăng tạo thêm] lực kéo cho sự xoay chuyển của Trái đất bằng các thủy triều, cả thủy triều đại dương và thủy triều nội. Sức kéo phụ thêm này có tác dụng ổn định quá trình quay. Nó còn dần dần làm chậm sự xoay chuyển của Trái đất, từ đó dần dần kéo dài thời gian ban ngày trên Trái đất”.
So với các vệ tinh của các hành tinh khác, tính năng này của Mặt trăng có thể là độc nhất vô nhị.
5. Sự trùng hợp về kích thước
Ảnh “Mặt trời, Mặt trăng, và Trái đất” từ Shutterstock
Các thông số của Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất có nhiều điểm tương đồng. Đường kính của Mặt trời là khoảng 400 lần đường kính của Mặt trăng, và Mặt trăng gần Trái đất hơn 400 lần so với Mặt trời.
Đường kính của Mặt trời là khoảng 108 lần đường kính của Trái đất, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời là khoảng 108 lần đường kính Mặt trời. (108 là một con số rất đặc biệt, xuất hiện nhiều lần trong văn hóa, toán học và thần thoại)
Đường kính Mặt trăng: 2.100 dặm (3.400 km)
Đường kính Mặt trời: 864.000 dặm (1.391.000 km)
Đường kính Trái đất: 7.900 dặm (12.756 km)
Khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất: 225.700 dặm (360.000 km)
Khoảng cách trung bình từ Mặt trời đến Trái đất (đôi lúc nó gần hơn, đôi lúc xa hơn) :92.000.000 dặm (149.600.000 km)
Nếu không phải được tạo ra có chủ đích, thì làm sao các kích cỡ có thể trùng hợp đến thế? Dù chưa có kết luận về nguồn gốc của Mặt trăng, những thông tin này cũng rất thú vị và kích thích trí tưởng tượng của con người.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Tham khảo bản dịch từ: thegioitinhoc.vn
Biên dịch: Quý Khải; Biên tập: Phan A
Xem thêm: Mặt Trăng: 7 bí ẩn và 1 kết luận khó tin