Một con mực nang có thể thay đổi hình dạng của nó chỉ trong nháy mắt nhờ các mạch thần kinh của sinh vật, tương tự như mạch thần kinh điều khiển ánh sáng trên thân mực.
Mực nang và bạch tuộc là những sinh vật đáng chú ý. Chúng có khả năng thay đổi ngoại hình trong vài giây, ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi và gây bất ngờ cho những con mồi của chúng.
Tuy nhiên, không giống như một số loài bò sát và lưỡng cư chỉ thay đổi màu sắc để hoà trộn vào môi trường xung quanh của chúng, những con mực nang này có thể thay đổi cấu trúc vật lý của da để phù hợp với độ thô của các loại đá xung quanh, san hô hoặc rong biển.
Tiến sĩ Trevor Wardill thuộc Khoa Sinh lý học, Phát triển và Khoa học thần kinh tại Đại học Cambridge, nói: “Đại dương tồn tại những sinh vật kỳ lạ và kỳ diệu, nhưng có rất ít loài có được sự kỳ lạ và thông minh như bạch tuộc và mực nang. Chúng bất ngờ xuất hiện từ hư không như thể sở hữu một chiếc áo choàng tàng hình. Cơ chế của khả năng này lâu nay vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. “
Da của những động vật này được bao phủ bởi các bắp cơ cực nhỏ được gọi là ‘sắc tố’ thay đổi màu sắc để đáp ứng với tín hiệu từ não. Nó cũng có một bộ cơ bắp thứ hai có thể được kích hoạt để tạo ra các vết bướu được gọi là ‘papillae’. Khi kích thích, mỗi nốt có thể thay đổi cấu trúc của da từ phẳng đến ba chiều. Các vết bướu này có thể thực hiện một số chức năng, bao gồm ngụy trang.
Nhóm nghiên cứu – bao gồm Lexi Scaros của Đại học Dalhousie và Roger Hanlon của Phòng thí nghiệm sinh học biển – cũng xem xét chi tiết hơn các bướu papillae để tìm ra cách mực nang kiểm soát để giữ hình dạng của chúng trong một thời gian dài. Họ phát hiện ra rằng bướu papillae sử dụng một cơ chế giống với cơ chế được tìm thấy trong các loài hai mảnh, như hàu, trai và sò điệp, cho phép hai mảnh vỏ đóng chặt mà không cần tốn nhiều năng lượng.
“Vẫn còn một bí ẩn lớn chúng tôi chưa tìm ra lời giải, đó là cách mà những con vật này nhận diện mọi thứ xung quanh chúng và biến nó thành tín hiệu để thay đổi hình dạng”, tiến sĩ Wardill nói.
Các nhà nghiên cứu hiện đang nỗ lực trả lời câu hỏi này và kỳ vọng rằng cách thức biến đổi da từ một bề mặt phẳng sang cấu trúc 3D có thể giúp thiết kế nhiều loại vật liệu mới cho tương lai.
Hoài Anh