Những phát hiện mới, những kỷ lục mới và những khám phá mới vượt quá khả năng hiểu biết của con người đang không ngừng phá vỡ mọi cái khung tư duy cố hữu của nhân loại, mở ra những chân trời nhận thức mới trong tương lai.

Những trường hợp lạ thường như: loài ” tôm mù ” ở vùng biển Caribe vẫn sống được trong môi trường nhiệt độ lên tới 450 độ C; vi khuẩn sinh sống “khỏe re” trong chất cực độc hay người đàn ông Jamaica đột phá giới hạn thể lực ở người… là những điều vượt ra ngoài mọi khuôn khổ khoa học hiện nay . Những ví dụ này khiến chúng ta liên tục nghi ngờ “những hiểu biểu sâu sắc” của bản thân về giới tự nhiên, và “cách mạng hóa” nhận thức của bản thân để đáp ứng những thay đổi của kho tàng nhận thức nhân loại. 

Tôm mù sống được ở nhiệt độ siêu cao

Muốn hiểu khoa học … phải nhảy ra ngoài khoa học!
Loài tôm “không thể bị nấu chín dù mức nhiệt 450 độ C” này sống ở gần miệng núi lửa dưới đáy biển Caribe. (Ảnh: epochtimes.com)

Năm 2011, một nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Quốc gia Southampton (Anh) cùng nhóm nghiên cứu đã đến thăm dò miệng núi lửa sâu nhất thế giới, nằm sâu khoảng 5.000 m dưới đáy biển tại vực Cayman thuộc vùng biển Caribe. Trong chuyến thám hiểm, họ đã đụng phải nhiều hiện tượng kỳ lạ: dòng thủy nhiệt khí sunfua lưu chuyển mạnh mẽ dưới lòng biển; lỗ thông thủy nhiệt phun trào với hình dạng “ống khói đen”. Đặc biệt họ còn phát hiện ra loài “tôm mù” có thể chịu được mức nhiệt cao, lên đến 450 độ C. 

Thế này thì khó có bà nội trợ nào có thể lên thực đơn dựa trên loài tôm này rồi!!!

 Loài vi khuẩn phá vỡ khái niệm về sự sống

Muốn hiểu khoa học … phải nhảy ra ngoài khoa học!
Loài vi khuẩn có thể sống bằng chất độc arsenic. (Ảnh minh họa: DR)

Trước năm 2010, các sách giáo khoa được giảng dạy đều tuyên bố rằng mọi sinh vật sống, bao gồm vi khuẩn, thực vật, động vật, chỉ có thể tồn tại sự sống khi hội đủ 6 nguyên tố thiết yếu sau: Carbon, Hydro, Nitơ, Oxy, Lưu huỳnh và Photpho. 

Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào ngày 2/12/2010, khi các nhà khoa học từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA tuyên bố phát hiện một loài vi khuẩn có thể tồn tại trong chất cực độc Asen (ký hiệu hóa học As). Chất này có mặt trong thức ăn, nước uống hàng ngày và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. 

Tuy vậy, khi phân tích gen loài vi khuẩn này, các nhà khoa học nhận thấy nó không hề chứa nguyên tố photpho, mà thay vào đó là chất kịch độc Asen này. Khám phá này đã đảo ngược hoàn toàn khái niệm trước đây về sự sống của sinh vật.

Muốn hiểu khoa học … phải nhảy ra ngoài khoa học!
Vùng hồ chứa vi khuẩn có cấu trúc DNA được thiết lập trên nền tảng chất kịch độc Asen. (Ảnh: Discover Magazine)

“Tia chớp Jamaica ” đảo lộn mọi quan niệm về giới hạn thể lực con người

Muốn hiểu khoa học … phải nhảy ra ngoài khoa học!
Ngày 27/8/2015, vận động viên điền kinh người Jamaica mang biệt danh “Tia chớp” Usain Bolt đã về nhất trong lượt chạy chung kết 200m nam Giải vô địch điền kinh thế giới tổ chức tại Bắc Kinh chỉ trong 19 giây 55. Đây là danh hiệu vô địch thứ 10 trong lịch sử thi đấu của anh. ( Ảnh: Christian Petersen/Getty Images)

Khi nghiên cứu sức khỏe con người, các nhà nghiên cứu sẽ đo lường giới hạn tốc độ, hay tốc độ nhanh nhất con người có thể chạy khi bị truy đuổi? Trong một thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng thời gian tối thiểu để một người có thể hoàn thành 100 m đường mà không bị phá cơ là 9 giây 64, và không thể ít hơn được. Họ tính được con số này dựa trên một số nhân tố như lực cản không khí khi chạy, phản lực của trọng lượng cơ thể trên mặt đất. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, tiến sĩ cấu trúc sinh học người Mỹ Ariel từng nhận định: 

Từ góc độ cấu trúc sinh học của người mà nhìn, nếu hoàn thành 100m chạy trong thời gian ít hơn 9.60 giây có thể sẽ dẫn đến gãy xương, khớp và tổn thương mô mềm.

Tuy nhiên, ngày 17/8/2009, tại Giải Vô địch điền kinh thế giới ở Berlin, VĐV người Jamaica – Usain Bolt (sinh ngày 21/08/1986) chỉ mất có 9.58 giây để hoàn tất chặng đua 100m, phá vỡ mọi tính toán của các chuyên gia và các kỷ lục được thiết lập trước đó.

Nhờ đó, Usain Bolt đã trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới. Anh được người hâm mộ đặt biệt danh là “Tia chớp Jamaica”. Sở hữu chiều cao lên đến 1,96 m. trong sự nghiệp thi đấu của mình, anh đã liên tiếp lập các kỷ lục thế giới trong môn điền kinh tại các cự ly 100m, 200m và 400m chạy tiếp sức.

Muốn hiểu khoa học … phải nhảy ra ngoài khoa học!
Usain Bolt từng tư vấn cho Ronaldo cách để chạy nhanh hơn. (Ảnh: gettyimages.com)

Câu trả lời của Einstein

Trong một cuộc trò chuyện hôm nọ giữa Einstein và cậu con trai Edward, cậu đã hỏi ông: 

“Bố ơi, tại sao bố lại nổi tiếng đến vậy?” 

Einstein trả lời: 

“Con hãy nhìn con bọ đang bò trên quả bóng kia. Nó không biết con đường nó đi là đường cong, nhưng ta lại biết”.

Khi con người khám phá sự sống trên các hành tinh khác, không thể lấy những điều kiện cần thiết cho sự sống trên trái đất như tiêu chuẩn phổ quát mà áp đặt cho mọi dạng thức sự sống ở các không gian và thời gian khác nhau trong vũ trụ. Điều này cũng giống như việc một nhà hải dương học dùng chiếc lưới đánh cá có mắt lưới rộng 6 inch để nghiên cứu sinh vật biển. Ông đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu sinh vật biển, để cuối cùng rút ra một quy luật đầy “khoa học” như sau: 

Tất cả các loài cá đều dài hơn “6 inch”! 

Những liệu kết quả này có hợp lý và đúng đắn? Hiển nhiên là không rồi.

Nói cách khác, nếu bạn muốn biết được rõ và toàn diện về một hệ thống, bạn phải nhảy ra ngoài hệ thống đó để quan sát, bởi khi bạn bị hạn cuộc vào một lối tư duy cố định, thì khó có thể phát hiện được những thứ tồn tại ngoài cái khuôn khổ đó ở các tầng thứ, không gian và thời gian khác nhau.

videoinfo__video3.dkn.tv||fb94c5b86__