Đại Kỷ Nguyên

NASA công bố video 4K siêu nét về Mặt Trời

Mặc dù Măt Trời nhìn từ địa cầu của chúng ta thì chỉ như một quả cầu sáng, không có sự biến đổi gì, nhưng nếu quan sát ở cự ly gần, chúng ta sẽ phát hiện bề mặt của ngôi sao này không ngừng hoạt động. Ngày 1/11, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố video có độ phân giải 4K về Măt Trời, qua đó có thể thấy toàn bộ sự hoạt động của “quả cầu lửa” này.

Hỗ trợ các nhà khoa học tìm hiểu về hoạt động của Măt Trời

Đoạn video này được công bố vào ngày 1/11 có độ dài 30 phút, được quay bởi tàu Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA. SDO được phóng vào vũ trụ năm 2010, mỗi ngày nó quan sát 24/24 giờ từ trường và quầng Măt Trời.

Để có được video này, cứ mỗi 12 giây SDO lại chụp một bức ảnh. Sau đó tập hợp lại những bức ảnh có bước sóng khác nhau, và thể hiện ra những màu sắc khác nhau trong video. Họ phải mất đến 9 giờ làm việc thì mới làm ra đoạn video dài 1 phút.

NASA cho biết, SDO đã chụp được 10 loại bước sóng khác nhau của Măt Trời. Mỗi loại đều thể hiện vật chất trên Măt Trời có những nhiệt độ khác nhau, từ đó phản ánh ra kết cấu khác nhau. Ví dụ như: Vùng phát sáng (solar flare) và Quầng măt trời (coronal loop)

Vì sự hoạt động của Măt Trời sẽ sản sinh ra hạt electron tấn công vào địa cầu, thậm chí gây ảnh hưởng đến thiết bị thông tấn và điện lực, video của SDO sẽ giúp các nhà khoa học hiểu biết rõ hơn và dự đoán sự phát sinh của hiện tượng này.

(Ảnh chup/Youtube)

Nước Mỹ đề phòng những tổn thất từ hoạt động của Măt Trời

Theo Daily Mail đưa tin, những “vùng phát sáng” sản sinh ra từ trường xung kích cực lớn, chúng có thể khiến hệ thống điện trên toàn thế giới tê liệt nhiều tháng. Chính phủ Mỹ hiện đang chuẩn bị để đối phó với hiện tượng không mong muốn này.

Năm 1859, một trận bão Măt Trời đã từng xuất hiện, khiến cho đường dây điện báo bị nổ, bưu điện bị cháy. Khi đó hệ thống điện tại châu Âu và Bắc Mỹ cũng bị tê liệt. Ngày nay khoa học hiện đại ngày càng phụ thuộc vào nguồn điện, nếu sự việc này phát sinh sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chỉ tính riêng nước Mỹ, thiệt hại về kinh tế có thể lên đến 2.600 tỷ đô la, theo một nghiên cứu năm 2008.

Năm 2012, một cơn bão Măt Trời lại phát sinh một lần nữa, suýt chút nữa đã tấn công vào địa cầu. Các nhà khoa học dự đoán, năm 2022 xác suất trái đất bị bão Măt Trời tấn công là 12%. Do đó chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch ứng biến, phòng ngừa và bảo hộ hệ thống điện.

Ngoài ra nước Mỹ cũng đang hợp tác với các nước khác, để có kế hoạch phòng chống động đất, lốc xoáy, vòi rồng… có thể xảy ra khi bão Mặt Trời tác động.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Thiên Minh biên dịch

Exit mobile version