Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, hoàn thành năm 2012, có thể nói là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới. Giờ đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) nghiên cứu phát hiện, đập Tam Hiệp chứa đầy nước có thể nặng tới 39 tỷ tấn, gây ra một chút dịch chuyển trục tự quay của Trái Đất, làm tăng thời gian quay thêm 0,06 micro giây vào ban ngày. Ảnh hưởng của nó đối với Trái Đất là tốt hay xấu vẫn chưa thể dự đoán.

Tờ “Diario AS” đưa tin, đập Tam Hiệp nằm ở tỉnh Hồ Bắc, bắc ngang sông Dương Tử, mất 18 năm để hoàn thành, dài 2335 mét, cao 185 mét, là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.

Nhà máy được trang bị 32 tuabin, tổng công suất lắp đặt lên đến 22,5 tỷ watt, sản lượng điện hàng năm đạt 88,2 tỷ kilowatt giờ, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của hàng triệu người, trở thành một cột mốc trong lịch sử phát triển năng lượng tái tạo.

Được biết, đập Tam Hiệp có thể tích trữ nước lên đến 39 tỷ tấn, phạm vi trữ nước kéo dài khoảng 600 km. Nghiên cứu của NASA phát hiện ra rằng, khi đập Tam Hiệp trữ nước đạt 39 tỷ tấn, vị trí của hai cực Bắc và Nam của Trái Đất sẽ dịch chuyển 2 cm. Một lượng lớn nước tập trung do các yếu tố nhân tạo, làm ảnh hưởng đến trọng lực và mô men quán tính của Trái Đất, tức là lực quán tính của vật thể đối với trục quay.

Theo nguyên lý trên, khoảng cách giữa khối lượng vật thể và trục quay càng lớn thì tốc độ tự quay của nó càng chậm. Do đó, khối lượng tăng thêm sau khi đập Tam Hiệp tích nước sẽ làm chậm tốc độ tự quay của Trái Đất, dẫn đến thời gian Trái Đất tự quay một vòng tăng thêm 0,06 micro giây. Tuy nhiên, vì biên độ không lớn, nên người bình thường khó nhận ra sự thay đổi này.

(Theo Aboluowang)