Lúc này đây, có lẽ bạn đã nhận thức đầy đủ trái đất sẽ nóng như thế nào. Vâng, trái đất sẽ cực kỳ nóng.
Thật vậy, năm 2016 là năm nóng kỷ lục, nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1.3 độ C so với nhiệt độ trung bình vào thời kỳ tiền công nghiệp.
Con số này đã gần đạt mức giới hạn 1.5 độ C được thiết lập bởi các nhà hoạch định chính sách quốc tế đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nhà khoa học khí hậu Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ NASA nói với tạp chí Business Insider rằng: “Hiện tượng nóng lên toàn cầu không dừng lại. Đến hôm nay, mọi thứ như đã bị “nướng” vào hệ thống.”
Điều đó có nghĩa là thậm chí nếu ngày mai lượng khí thải carbon giảm xuống bằng 0, chúng ta vẫn phải chịu biến đổi khí hâ ụ do con người gây ra trong hàng thế kỷ. Và, như tất cả chúng ta đều biết, không có chuyện ngày mai khí thải không ngừng thải ra không khí. Vì vậy Schmidt cho biết, điều quan trọng bây giờ là phải làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu xuống để đảm bảo rằng chúng ta có thể thích ứng với vấn nạn này một cách ít đau đớn nhất có thể.
Nếu nhân loại còn sống sót, trái đất sẽ trông ra sao sau 100 năm nữa?
Nhưng Schmidt cũng lạc quan với mức tăng 2 độ C (hoặc chưa đến 2 độ C) so với thời kỳ tiền công nghiệp – mức tăng nhiệt độ mà LHQ hi vọng sẽ tránh được.
Giả sử chúng ta đạt mức giới hạn tăng nhiệt độ trung bình toàn trái đất nằm giữa 2 mục tiêu này. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn thế giới sẽ tăng lên 3 độ F so với bây giờ.
Nhưng nhiệt độ trung bình không thể hiện được đầy đủ sự thay đổi khí hậu. Nhiệt độ bất thường ở một khu vực mới phản ánh đầy đủ những hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Ví dụ như, nhiệt độ ở Bắc Cực vào mùa đông năm ngoái, có một ngày nhiệt độ tăng vọt lên trên nhiệt độ đóng băng. Nhiệt độ này là rất lạnh đối với Florida nhưng lại cực kỳ nóng đối với Bắc cực. Điều này là bất thường và hiện tượng bất thường này sẽ bắt đầu xảy ra nhiều hơn.
Điều đó có nghĩa là trong nhiều năm, lượng băng trong nước biển sẽ thấp kỷ lục. Mùa hè ở Greenland có thể sẽ không còn tảng băng nào vào năm 2050.
Vào năm 2012, 97% bề mặt băng ở Greenland bắt đầu tan vào mùa hè. Hiện tượng băng tan ở Greenland thường xảy ra một lần trong một thế kỷ, nhưng đến cuối thế kỷ 21, có thể băng sẽ tan mỗi 6 năm một lần.
Cũng may, băng ở Nam Cực vẫn tương đối ổn định, nên Nam Cực góp phần không đáng kể vào việc làm tăng mực nước biển.
Nhưng nếu kịch bản tốt nhất xảy ra thì mực nước biển vẫn sẽ tăng lên từ 0,5 m đến 1 m vào năm 2100. Ngay cả khi mực nước biển tăng lên chỉ dưới 1 m thì cũng đã làm mất đi chỗ ở của 4 triệu người.
Đại dương không chỉ sẽ có ít băng ở hai cực, mà nước biển ở vùng nhiệt đới sẽ bị axit hóa. Đại dương hấp thụ khoảng một phần ba tất cả lượng carbon dioxide trong khí quyển, khiến nước biển trở nên ấm và bị axit hóa.
Nếu hiện tượng biến đổi khí hậu tiếp tục không suy giảm, môi trường sống của các rạn san hô gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nếu trường hợp tốt nhất xảy ra thì vẫn có đến một nửa tổng số lượng rạn san hô nhiệt đới bị đe dọa.
Nhưng các đại dương không phải là nơi duy nhất bị nóng lên. Ngay cả nếu chúng ta hạn chế lượng khí thải, mùa hè ở vùng nhiệt đới có thể tăng nhiệt độ nóng kỷ lục lên gấp rưỡi sau năm 2050. Xa hơn về phía bắc, có 10% đến 20% số ngày trong năm sẽ rất nóng.
Nhưng nếu kịch bản bình thường xảy ra, nhiệt độ ở các vùng nhiệt đới sẽ nóng bất thường suốt cả mùa hè. Ở các vùng ôn đới, 30% số ngày trong năm hoặc nhiều hơn sẽ có nhiệt độ không bình thường.
Ngay cả trái đất chỉ nóng lên một chút thôi cũng sẽ khiến tài nguyên nước bị ảnh hưởng trầm trọng. Trong một bài báo năm 2013, các nhà khoa học sử dụng các mô hình để ước tính thế giới sẽ bị hạn hán nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn – tăng khoảng 10%. Nếu không được kiểm soát, thay đổi khí hậu có thể gây ra hạn hán nghiêm trọng trên 40% tổng số đất đai toàn thế giới, gấp đôi con số hiện nay.
Và sau đó là thời tiết sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tượng El Nino cực mạnh của năm 2015-2016 là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sắp phải đối mặt với nhiều thiên tai. Sau năm 20170, nhiều cơn bão cực mạnh, cháy rừng, và những đợt nóng kỷ lục sẽ xảy ra như cơm bữa.
Ngay bây giờ, nhân loại đang đứng trên bờ vực. Chúng ta có thể bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo và gây ô nhiễm cho chính ngôi nhà chung của chúng ta khiến Trái Đất trở thành những gì Schmidt hình dung như là một “hành tinh rất khác” – đại khái là sẽ khác như khí hậu hiện nay của chúng ta và khí hậu vào thời kỷ băng hà gần đây nhất.
Hoặc chúng ta có thể đổi mới các giải pháp. Có thể vào năm 2100, chúng ta sẽ áp dụng rộng rãi công nghệ loại bỏ khí carbon dioxide (negative emissions) – công nghệ này hấp thụ nhiều lượng carbon dioxide hơn công nghệ cô lập carbon (carbon capture).
Schmidt nói rằng vào năm 2100, hành tinh của chúng ta có thể “ấm hơn một chút so với ngày nay” mà cũng có thể ” ấm hơn rất nhiều so với ngày nay”.
Nhưng sự khác biệt giữa “một chút” và “rất nhiều” trên quy mô toàn Trái Đất liên quan đến sinh mạng của hàng triệu người có được cứu sống hay không.
Theo IFL Science
Liên Hoa
Xem thêm: