Đại Kỷ Nguyên

Nếu nổi da gà khi nghe nhạc, bạn đang sở hữu một bộ não đặc biệt

(Ảnh: Shutterstock)

Có bao giờ bạn có cảm giác lông trên cánh tay mình dựng đứng khi nghe một bài hát hay nào đó?

Nhà bào  Greg Evans kể ông không thể nào quên được cảm giác rùng mình khi nghe bài Whole Lotta Love của Led Zeppelin trên xe buýt số 9 đi từ Stourbridge khi ông 16 tuổi.

Trải nghiệm những cảm giác như nổi da gà hoặc cổ họng u lên khi nghe nhạc được xem là một trường hợp khá hiếm và đặc biệt.

Matthew Sachs, cựu sinh viên đại học tại Harvard năm ngoái đã có một nghiên cứu với những người bị rùng mình khi nghe nhạc để xem cảm giác này đã được kích hoạt như thế nào.

Nghiên cứu đã khảo sát 20 sinh viên, trong đó có 10 người thừa nhận đã trải qua những cảm giác nói trên liên quan đến âm nhạc, 10 người còn lại thì không và thực hiện quét toàn bộ não bộ.

Ông phát hiện ra rằng những người đã có khả năng liên kết với âm nhạc về cả thể chất lẫn cảm xúc thực sự có cấu trúc não khác với những người không có khả năng ấy.

Nghiên cứu cho thấy họ có một lượng dày đặc hơn các sợi kết nối vỏ não thính giác với trung khu xử lý cảm xúc, làm cho hai phần liên kết với nhau chặt chẽ hơn.

Phát hiện của Sachs đã được xuất bản trên tạp chí Oxford Academic, ông cũng được trang  Neuroscience trích lời: “Việc có một lượng lớn hơn các sợi tế bào cũng như sự liên kết giữa hai vùng nghĩa là quá trình xử lí giữa hai vùng não này của bạn sẽ tốt hơn”.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn cảm thấy rùng mình khi nghe nhạc, bạn có thể có nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn.

Thêm vào đó, những cảm giác như vậy cũng có thể liên quan đến những kỷ niệm gắn liền với một bài hát nào đó, điều này dường như nằm ngoài sự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Mặc dù nghiên cứu chỉ có phạm vi nhỏ, nhưng Sachs cũng đang tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để quan sát các hoạt động của não bộ khi nghe các bài hát mà gắn liền với một vài phản ứng nhất định.

Bằng cách đó, ông hy vọng sẽ tìm hiểu được những gì thuộc về thần kinh đã gây ra các phản ứng này và khai thác chúng vào việc điều trị chứng rối loạn tâm lý.

“Trầm cảm làm mất khả năng tận hưởng những niềm vui thú thường ngày. Và bạn có thể dùng âm nhạc cùng với sự hướng dẫn của một nhà trị liệu để tìm lại cảm xúc của mình”.

Hoàng Ngân (Theo indy100)

Xem thêm:

Exit mobile version