Ngoài kia vẫn có những người theo thuyết âm mưu tin rằng việc hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1969 của người Mỹ chưa bao giờ thực sự xảy ra.
Những người ủng hộ niềm tin này cho rằng những gì được coi là thành tựu khoa học đột phá thực tế là một sự giả mạo đầy phức tạp: một trò lừa bịp bởi NASA và chính phủ Hoa Kỳ với công chúng Mỹ nói riêng và công chúng quốc tế nói chung.
Bất chấp tất cả những gì chúng ta biết về sứ mệnh Apollo 11 và vô số bằng chứng mà NASA đưa ra, thuyết âm mưu này vẫn tồn tại và trỗi dậy vào cuối năm 2018.
Ngoài tất cả những chiếc bẫy tâm lý khiến mọi người dễ bị rơi vào các lý thuyết âm mưu, một trong những lý do chính khiến mọi người nghi ngờ việc hạ cánh xuống Mặt Trăng là giả mạo là bởi một số người vẫn luôn tin rằng như vậy.
Điển hình là Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan không gian quốc gia của Nga Roscosmos. Trong cảnh quay một cuộc họp, thủ tướng Moldova – Igor Dodon, giám đốc Roscosmos đã được hỏi liệu NASA có thực sự hạ cánh trên Mặt Trăng gần 50 năm trước hay không.
Đáp lại, Rogozin đề xuất một nhiệm vụ mới của Nga sẽ điều tra các tuyên bố gây tranh cãi: “Chúng tôi đã có kế hoạch bay và xác minh xem họ có ở đó hay không.”
Trong khi ngôn ngữ cơ thể của Rogozin cho thấy ông ta đang thực sự nói đùa khi nói điều này nhưng đây không phải là lần đầu tiên Nga đưa ra những nghi ngờ về chi tiết của sứ mệnh Apollo 11.
Trong một bài báo năm 2015 được xuất bản trên tờ báo Nga Izvestia, người phát ngôn của Ủy ban điều tra Nga – Vladimir Markin đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về sự biến mất của cảnh phim từ sự kiện nổi tiếng năm 1969, trong khi truy vấn vị trí của các mẫu đá mặt trăng được NASA thu thập cho đến năm 1972.
Markin viết: “Chúng tôi không cho rằng họ bay [lên Mặt Trăng] mà họ chỉ đơn giản là làm một bộ phim về nó. Nhưng tất cả những thứ khoa học hoặc có lẽ là văn hóa – đồ tạo tác này là một phần của di sản nhân loại, và sự biến mất của chúng một cách không có dấu vết là sự mất mát chung của chúng ta. Cuộc điều tra sẽ tiết lộ những gì đã xảy ra.”
Lời kêu gọi của Markin về những nghi ngờ là một phép ẩn dụ hơn là một lời buộc tội nghiêm trọng, nhưng dù sao thì tất cả đều giúp nuôi dưỡng câu chuyện méo mó rằng NASA bằng cách nào đó đã giả mạo cuộc đổ bộ năm 1969 lên Mặt Trăng.
Theo cơ quan không gian NASA, cảnh quay đầu tiên đã bị thất lạc trong số 200.000 băng video mà NASA cố ý xóa sổ để tiết kiệm ngân sách.
Để khôi phục lại cảnh quay còn thiếu, cơ quan không gian phải chuyển sang Lowry Digital – một công ty phục hồi các bộ phim Hollywood cũ – để tái tạo cảnh quay gốc từ video phát sóng của sự kiện. Tất nhiên, đó là loại chứng cứ hoàn toàn can thiệp – trong tay các nghệ sĩ Hollywood chuyên nghiệp với rất nhiều các hiệu ứng chỉnh sửa chỉ khiến cho lý thuyết âm mưu ngày càng được củng cố.
Trước tất cả sự thật trớ trêu này, COO kỹ thuật số Lowry Mike Inchalik vẫn nói với Reuters vào năm 2009: “Các nhà lý thuyết âm mưu rồi sẽ tin những gì họ nên tin.
Nhật Quang