Đại Kỷ Nguyên

Nghiên cứu của NASA chỉ ra có 30 nền văn minh tiên tiến từng tồn tại và bị hủy diệt trước chúng ta

Một nghiên cứu do NASA tài trợ phát hiện ra rằng có tới 30 nền văn minh cổ đại từng tồn tại trên Trái đất, họ đạt tới trình độ công nghệ thậm chí vượt trên cả chúng ta ngày nay nhưng cuối cùng đều bị hủy diệt.

Đã bao nhiêu lần bạn nghe trong sách lịch sử rằng một siêu cường trong quá khứ xa xôi đã trở nên quá mạnh mẽ và không thể kiểm soát được sự mạnh mẽ ấy đến nỗi cuối cùng phải sụp đổ?

Hãy nhìn vào thế kỷ 18, có những nước như Pháp được coi là siêu cường thế giới. Văn hóa hùng mạnh của họ phát triển với tốc độ vũ bão nhưng cuối cùng họ lại để mất đi uy quyền của mình và liên tiếp trượt dốc.

Với lãnh thổ rộng lớn ở nước ngoài, họ không thể kiểm soát việc chi tiêu, cuối cùng dẫn đến thâm hụt ngân sách thảm khốc, tiền tệ mất giá khiến cho nhiều hỗn loạn theo đó bùng phát.

Thế kỉ 18, Pháp từng là quốc gia hùng mạnh bậc nhất châu Âu dưới thời Napoleon (Ảnh: VOV)

Mặc dù Pháp đã không biến mất hoàn toàn trong lịch sử nhưng đó là bằng chứng về một mô hình hỗn loạn nhỏ hiện diện trong xã hội ngày nay. Những nhà nghiên cứu về những mô hình hỗn loạn như thế này tin rằng chúng đã có mặt tại các nền văn minh trong hàng ngàn năm lịch sử.

Sự thật là ngay cả trước đó, có rất nhiều nền văn hóa và nền văn minh giống như Pháp và các nước khác lại chính là những người tạo ra sự sụp đổ của chính họ.

Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử 3000–5000 năm, chúng ta sẽ tìm thấy một hồ sơ lịch sử cho thấy rõ ràng có những nền văn minh tiên tiến cũng dễ bị sụp đổ như chúng ta ngày nay.

Mặc dù lối sống có nhiều khác biệt trong quá khứ so với ngày nay nhưng luôn có một mô hình tác động tới nhân loại, đặt ra rất nhiều câu hỏi về tính bền vững của chúng ta. Cuối cùng mô hình ấy thách thức khả năng của chúng ta ‘tồn tại’ như một xã hội phức tạp và có văn hoá.

Nếu chúng ta nhìn lại thời gian hơn 10.000 năm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng có rất nhiều nền văn minh tiên tiến trước nền văn minh Inca, Olmec và Ai Cập tồn tại trên Trái đất để rồi sau đó biến mất một cách bí ẩn mà không có bất kỳ dấu vết nào để lại.

Dấu vết của các nền văn minh cổ xưa hiện vẫn còn nằm rải rác ở nhiều nơi dưới đáy biển (Ảnh: arabiaweather.com)

Hãy nhìn lại nền văn minh Maya cổ đại chẳng hạn. Maya là một trong những nền văn minh cổ đại tiên tiến và tinh vi nhất từng cai trị trên trái đất. Nền văn minh cổ đại này, phát triển mạnh mẽ trong những khu rừng nhiệt đới của Mexico ngày nay.

Trong thực tế, người Maya cổ đại đã đi trước các xã hội khác ngay cả ở châu Âu, họ đã hoàn thiện việc sử dụng cao su tạo ra các sản phẩm khác nhau từ 3000 năm trước khi các dân tộc khác vào thời điểm đó thậm chí chẳng biết nó là gì.

Người Maya tạo ra các di tích, kim tự tháp, thành phố cổ, kỹ thuật viết… Nhưng kỳ lạ thay, giống như nhiều nền văn minh vĩ đại khác, họ cũng biến mất trong những hoàn cảnh bí ẩn.

Ngoài nền văn minh Maya cổ đại, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã tìm thấy những mô hình tương tự trong các nền văn minh khác giống như Maya bị sụp đổ và biến mất.

Tulum – Một trong những tàn tích huy hoàng còn sót lại của nền văn minh Maya (Ảnh: Ashui.com)

Nhiều nhà khoa học cho rằng rất khó để bỏ qua số lượng các mô hình được lặp lại trong hầu hết các nền văn minh này. Một nghiên cứu được NASA tài trợ một phần cung cấp cho chúng ta bằng chứng rằng có một số đặc tính hỗn loạn hiện diện trong các nền văn hóa cổ đại và xác thực rằng có ít nhất 30 nền văn minh tiên tiến từng tồn tại trong quá khứ trước nền văn minh của nhân loại chúng ta ngày nay.

Điều này được nhiều người coi là một dấu hiệu cho thấy rõ ràng rằng các nền văn minh cổ đại đã có một số lần tái thiết lập nhất định.

Trong báo cáo, nhà toán học ứng dụng Safa Motesharri và mô hình “Thuyết động học con người và thiên nhiên” của ông cho rằng “quá trình tăng trưởng và sụp đổ thực sự là một chu kỳ tái phát được tìm thấy trong suốt lịch sử”.

“Sự sụp đổ của Đế chế La Mã và những người Mauryan hay như để quốc Gupta cũng như rất nhiều Đế quốc Mesopotamia tiên tiến đều là chứng thực cho những nền văn minh tiên tiến, phức tạp và sáng tạo nhưng lại đi đến đổ vỡ một cách dễ dàng. ”

Đá Ica niên đại 30.000 năm in hình người mặc quần áo, tay cầm kính viễn vọng đang quan sát thiên thể -điều mà Galileo mới chỉ phát minh hơn 300 năm trước. Điều này cho thấy có những nền văn minh tiên tiến từng tồn tại trong quá khứ (Ảnh: Museo Cabrera)

Nghiên cứu đã cho thấy rằng thay đổi công nghệ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nhưng nó cũng có xu hướng tăng cả tiêu dùng tài nguyên trên đầu người và quy mô khai thác tài nguyên. Sự khan hiếm nguồn lực cùng với sự biến đổi của tư duy, nền tảng nhận thức đạo đức suy giảm khiến tranh chấp phát sinh ngày càng phức tạp và đẩy nền văn minh đó tiến đến diệt vong.

Những gì nghiên cứu này kết luận khiến chúng ta không khỏi giật mình khi nhìn lại những điều đang xảy ra trên địa cầu ngày nay. Khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ nhưng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái, thiên tai, thảm họa diễn ra với tần suất và sức tàn phá ngày càng gia tăng, trong khi đó đạo đức con người trượt dốc hàng vạn dặm mỗi ngày, người ta không còn tín ngưỡng, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, truy cầu hưởng thụ vật chất, chỉ vì tiền mà điều gì cũng có thể làm, đủ thứ cuồng loạn đều đã xuất hiện. Liệu chúng ta có chịu chung kết cục với những nền văn minh trong quá khứ?

Nhật Quang

Exit mobile version