Tâm trí của chúng ta rất mạnh mẽ: Cách chúng ta nghĩ thực sự có khả năng thay đổi hiện thực.
Nghiên cứu của trường Sư phạm trực thuộc Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng việc khiến các em học sinh nhận thức được các khó khăn – cả trong đời tư lẫn đời sống học thuật – mà những bộ não vĩ đại như Albert Einstein từng đối mặt trên con đường hướng tới thành công, thực sự có khả năng cải thiện thành tích của chúng.
Nghiên cứu này đã được tiến hành tại những khu vực thu nhập nhất ở Bronx và Harlem ở thành phố New York. Các nhà nghiên cứu đã phân 402 em học sinh tham gia từ lớp 9 đến lớp 10 thành 3 nhóm.
Rất nhiều học sinh không nhận ra rằng tất cả các sự thành công đều cần một chặng đường dài với rất nhiều thất bại trên con đường đó.
— Xiaodong Lin-Siegler, trưởng nhóm nghiên cứu
Nhóm học sinh đầu tiên đã được cung cấp một tài liệu đề cập đến các thành quả của các nhà khoa học như Marie Curie, Michael Faraday, và Albert Einstein.
Nhóm thứ hai đã được đưa cho xem một bài viết dài 800 từ đề cập đến các khó khăn cá nhân những nhà khoa học này gặp phải. Một ví dụ là nỗ lực chạy trốn khỏi nước Đức của Einstein để tránh bị đàn áp bởi quân Nazi vì ông là một người Do Thái.
Và nhóm thứ ba đã được đưa cho xem một tư liệu đề cập đến các thách thức trong đời sống học thuật của các nhà khoa học, và cách thức họ đã kiên trì bất chấp các thách thức phải đối mặt, như bà Curie, người đã đi tiên phong trong nghiên cứu về chất phóng xạ bất chấp vô số khó khăn gặp phải. Sau này bà đã nhận được 2 giải Nobel.
Xem thêm:
Kết quả là, sau sáu tuần, những em học sinh đã được đọc về các khó khăn trong đời tư của các nhà khoa học hoặc các thách thức họ đã phải đối mặt trong quá trình nghiên cứu, đã cải thiện đáng kể điểm số khoa học. Không chỉ vậy, những em học sinh chỉ được đọc về thành quả của các nhà khoa học, nhưng không phải các thách thức họ đã đối mặt, không cho thấy một sự gia tăng thành tích, và thậm chí còn có điểm số thấp hơn trước.
“Rất nhiều học sinh không nhận ra rằng tất cả các sự thành công đều cần một chặng đường dài với rất nhiều thất bại trên con đường đó”, trường nhóm nghiên cứu Xiaodong Lin-Siegler nói trong một tuyên bố.
“Khi trẻ con nghĩ rằng Einstein là một thiên tài khác biệt so với tất cả những người khác, thì chúng sẽ tin rằng chúng sẽ chẳng thể bao giờ vươn được tới ngưỡng đó”, cô nói.
Nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Tâm lý Giáo dục.
Tác giả: Jasper Fakkert, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch