Thông tin tích lũy từ 60 cuộc thí nghiệm đã cho thấy rất có khả năng con người (và có lẽ cả động vật) có khả năng biết được khi ai đó đang nhìn chằm chằm vào họ, theo TS Dean Radin.
Sau khi phân tích 60 thí nghiệm được giám sát kỹ lưỡng bởi nhiều nhà khoa học khác nhau, TS Radin đã kết luận rằng, trên tổng thể, các đối tượng đã có thể biết được khi họ bị ai đó nhìn vào trong 54,5% các trường hợp, trong khi mức tỷ lệ tình cờ là 50%. Sự nhất quán của các kết quả trong một lượng lớn các thí nghiệm được tiến hành dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau đã đưa mức xác suất ra xa khỏi tỷ lệ ngẫu nhiên: “Xác suất để tình trạng này không xảy ra là một con số đáng kinh ngạc 202 octodecillion (hay 202 x 1057) trên 1”, TS Radin đã viết trong cuốn sách “Tâm trí đan xen: Các trải nghiệm ngoại cảm trong một thực tế lượng tử”.
TS Radin là nhà khoa học trưởng tại Viện Khoa học Tinh thần – một tổ chức phi chính phủ được phi hành gia Edgar Mitchell trên chuyến thám hiểm Apollo 14 lập ra với mục tiêu nghiên cứu phạm trù ý thức – và là giáo sư kiêm nhiệm của khoa tâm lý học tại trường Đại học Sonoma State University. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ ngành tâm lý học và bằng Thạc sĩ ngành kỹ thuật điện từ trường Đại hoc Illinois. Ông đã giữ các chức vụ được bổ nhiệm tại Đại học Princeton, trong số các trường đại học khác, và tại một số Viện Nghiên cứu ở Thung lũng Silicon.
Tiến sĩ Rupert Sheldrake cũng đã phân tích các nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu của riêng ông về loại hiện tượng này. TS Sheldrake nhận bằng Tiến sĩ ngành sinh hóa tại Đại học Cambridge và ông đã từng học triết học và lịch sử khoa học tại Đại học Harvard. Trong các cuộc khảo sát được tiến hành dọc Châu Âu và Bắc Mỹ, TS Sheldrake đã phát hiện có đến 70-97% số người báo cáo từng trải nghiệm loại hiện tượng này.
Các thám tử, người chụp ảnh cho người nổi tiếng, và thợ săn, tất cả họ đã nói với ông rằng họ tin vào sự tồn tại của khả năng này.
Lấy ví dụ, một nhân viên điều tra việc buôn bán ma túy đã nói rằng khi cảnh sát đang theo dõi một tên tội phạm, tên tội phạm dường như sẽ biết được: “Chúng tôi thường sẽ bắt gặp những người nhìn thẳng vào chỗ chúng tôi tuy rằng họ không thể trực tiếp nhìn thấy chúng tôi. Và rất nhiều lần khi đó chúng tôi đang ngồi trong xe”. Một số trường dạy võ theo trường phái Đông phương đã dạy các học sinh của mình đề cao cảnh giác khi bị ai đó nhìn từ phía sau, TS Sheldrake đã lưu ý trong bài viết “Cảm giác bị nhìn chằm chằm vào”.
Khi mọi người đang bị quan sát thông qua mạch truyền hình khép kín CCTV, các phản ứng vật lý của họ cũng đã được đo lường. TS Sheldrake đã miêu tả các thí nghiệm đo lường phản ứng điện trên da, như trong các bài kiểm tra của máy dò nói dối. Do đó, không phải tất cả các thí nghiệm đều phụ thuộc vào việc các đối tượng thí nghiệm báo cáo họ có cảm thấy bị ai đó nhìn chằm chằm vào mình hay không. Trong những thí nghiệm CCTV này, các phản ứng vật lý đã được đo lường, cho thấy một mối liên hệ với việc liệu có ai đó đã nhìn chằm chằm vào đối tượng thí nghiệm này hay chưa.
Một số các thí nghiệm trong đó đối tượng đã báo cáo liệu anh ta hoặc cô ta đã từng cảm thấy có ánh nhìn chằm chằm hướng vào mình như thế này hay chưa: John ngồi đằng sau Jane và tung đồng xu để quyết định xem liệu có nhìn vào Jane hay không; Jane báo cáo liệu cô có cảm thấy bị John nhìn vào mình hay không. Một số thí nghiệm diễn ra qua các ô cửa sổ và tại các mức khoảng cách khác nhau.
Giải thích các chỉ trích
Những nhà phê bình đã tái lập thành công những thí nghiệm này lúc ban đầu, sau đó đã thử lại và thất bại khi không đạt được các kết quả khả quan. TS Sheldrake đã xem xét các thí nghiệm của bốn nhà khoa học từ Ủy ban Yêu cầu Nghi ngờ (trước được biết đến là Ủy ban Khoa học Nghiên cứu các Tuyên bố về Hiện tượng Siêu thường). Ông cho rằng sự thất bại trong việc tái lập các kết quả của ông là do sự can thiệp của chính các kỳ vọng của họ.
TS Sheldrake đã viết: “Điều thú vị là, nghiên cứu được khởi xướng bởi bốn thành viên Ủy ban, bao gồm Robert Baker, David Marks, Susan Blackmore, và Richard Wiseman, đã cho ra các kết quả tích cực lúc ban đầu. Sau đó Baker, Marks, và Wiseman đã phản ứng trước các phát hiện tích cực của họ theo một cách thức tương tự. Đầu tiên họ đã cố gắng phủ nhận các kết quả khi cho đây là các hiện tượng nhân tạo. Sau đó trong các thí nghiệm tiếp theo, họ tự mình, hay các đồng nghiệp của họ, đã đóng vai trò người nhìn chằm chằm [thay vì các đối tượng thí nghiệm], từ đó thu được các kết quả không có ý nghĩa như họ đã kỳ vọng”.
TS Radin đã phản hồi trước chỉ trích và nói rằng các kết quả tích cực có thể được thu thập thông qua việc báo cáo có chọn lọc.
Các thí nghiệm thất bại có thể chưa từng được công bố, tạo nên cái được biết đến là hiệu ứng khay tài liệu. Với chỉ các thí nghiệm thành công được công bố, các kết quả tổng thể có thể đã bị thiên lệch.
Nhưng theo tính toán của TS Radin, để tạo nên một vết lõm trong thống kê cho thấy con người có khả năng phát hiện ra ai đó đang nhìn chằm chằm vào mình, thì cần phải có đến 1.417 nghiên cứu không cho ra các kết quả có ý nghĩa trong khay tài liệu.
“Điều này về cơ bản là không hợp lý”, TS Radin đã viết, “vì vậy việc báo cáo có chọn lọc sẽ không thể lý giải cho các kết quả”.
Các loài động vật: Kẻ săn mồi, con mồi
Theo một nghiên cứu của Giáo sư Gerald Winer từ trường Đại học Ohio State University (Mỹ), 34% người lớn đã báo cáo cảm nhận được khi một loài động vật nhìn vào họ. Khoảng 50% tin rằng các loài động vật sẽ biết được khi con người nhìn vào chúng.
TS Sheldrake lưu ý rằng đây sẽ là một tri giác hữu ích cho việc sinh tồn, giúp một con động vật tránh khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi. Ông cũng nhận thấy rất nhiều người chủ sở hữu thú nuôi cảm thấy rằng họ có thể đánh thúc thú cưng của họ dậy khi nhìn chằm chằm vào chúng. Những thợ săn đã bảo TS Sheldrake rằng họ đã cảm nhận được cái nhìn của các loài động vật và họ tin rằng việc nhìn chằm chằm vào một con động vật trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến nó dễ dàng cảm nhận được sự hiện diện của họ.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: