Đại Kỷ Nguyên

Nghiên cứu: Khủng long đã xuất hiện 5-10 triệu năm sớm hơn so với hiểu biết trước đây

Đồng tác giả nghiên cứu Farid Chemale lấy mẫu một lớp tro bụi núi lửa (đá túp) tại thành hệ Chañares để định tuổi bằng đồng vị phóng xạ. (Ảnh: Adriana Mancuso)

Kết quả một nghiên cứu mới nhất cho thấy loài khủng long đã xuất hiện trên Trái Đất trong khoảng từ 5 – 10 triệu năm sớm hơn sự hiểu biết trước đây.

Các nhà khoa học từ Argentina, Brazil, California, và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah đã phát hiện được rằng những con khủng long đầu tiên đã xuất hiện trên Trái Đất trong khoảng từ 234 đến 236 triệu năm trước đây vào kỷ Trias (kỷ Tam Điệp). Đó là vào khoảng 5 – 10 triệu năm sớm hơn ước tính trước đó, theo kết quả công bố của nghiên cứu này.

Quả là một điều bất ngờ khi phát hiện thấy những anh em họ của loài khủng long thời kỳ đầu này có niên đại địa chất sớm hơn rất nhiều so với nhận thức trước đây”, Randall Irmis,  Phó giáo sư và nhà curator cổ sinh vật học.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này bằng cách sử dụng phương pháp đo lường đồng vị phóng xạ để định tuổi các tinh thể zircon được tìm thấy trong các lớp trầm tích của Thành hệ Chañares.

(Ảnh: Victor Leshyk)

Đây là một thành hệ địa chất khá dày (75 m), bao gồm các loại trầm tích của sông, suối, và hồ ở khu vực phía Tây Bắc Argentina ngày nay.

Trong số các trầm tích có vô số các mẫu vật hóa thạch của các loài gần với khủng long, mà các nhà khoa học tin rằng sau này chúng đã biến đổi thành khủng long.

Ở các lưu vực khác, các loài tiền thân của khủng long, các loài khủng long thời kỳ sớm và quần thể động vật bị chi phối bởi khủng long đều không cùng tồn tại ở cùng một địa điểm. Ở lưu vực chứa thành hệ Chañares, chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm mét trầm tích ngược thời gian.  Chính vì vậy sai số biên là rất nhỏ bởi chúng ta có thể nhìn thấy trọn vẹn lịch sử chỉ trong một lưu vực”, TS Claudia Marsicano từ Đại học Buenos Aires nhận định.

TS Claudia là tác giả dẫn đầu của nghiên cứu được đăng tải gần đây trên Tập san của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceedings of the National Academy of Sciences).

Nhóm nghiên cứu nói rằng các kết quả này đã đặt nghi vấn về các mốc thời gian biểu của rất nhiều các chủng loại thành hệ chứa hóa thạch trên thế giới hiện đang được cho là có từ Kỷ Tam Điệp giữa.

Mốc niên đại kỷ Tam Điệp muộn của Thành hệ Chañares có thể đúng đối với thành hệ Santa Maria ở miền nam Brazil, vốn chứa cùng chủng loại hóa thạch với thành hệ Chañares, và dãy Karoo ở Nam Phi”, các nhà khoa học nói.

Còn rất nhiều điều cần khám phá”, PGS Irmis trao đổi với Tạp chí Nature. “Đây là một công việc rất thú vị”.

Tác giả: Zachary Stieber, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version