Các chuyên gia Mỹ đã phát hiện ra rằng các thụ thể của lưỡi người không chỉ có thể nếm mà còn có thể … ngửi.
Họ tin rằng phát hiện này giúp chống béo phì vì nếu thật sự là như vậy, thì ta có thể bổ sung nồng độ mùi rất thấp vào thực phẩm để khiến chúng ta nghĩ rằng đồ ăn này quá ngọt, từ đó giảm nhu cầu về lượng đường và giúp giải quyết tình trạng béo phì.
Nhóm nghiên cứu do TS Mehmet Hakan Ozdener, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Cảm biến Hóa học Monell ở Philadelphia (Mỹ), sử dụng chuột biến đổi gen để đánh dấu vị trí của các thụ thể khứu giác và chỉ ra các thụ thể này thực sự xuất hiện ở các tế bào vị giác.
Họ phát hiện ra rằng các tế bào vị giác của con người phản ứng với nhiều chất, như eugenol (C10H12O2, một hợp chất có mùi đinh hương), mặc dù nồng độ của nó không đủ để kích thích các thụ thể vị giác. Họ cũng chứng minh rằng có một sự tương tác giữa thụ thể ở lưỡi và phân tử mùi. Các phân tử mùi cũng kích hoạt phản ứng trong miệng, chẳng hạn như bằng cách điều chỉnh vị thức ăn. Tuy nhiên, Ozdner tin rằng không rõ liệu tín hiệu từ thụ thể khứu giác của lưỡi được truyền trực tiếp đến não, hay liệu thông tin từ thụ thể khứu giác và thụ thể vị giác được kết nối trước tiên trong khoang miệng, sau đó truyền đến não bộ.
Trong tất cả các trường hợp, các chuyên gia dự định tận dụng khả năng này của những người có phần lưỡi đặc biệt nhạy cảm. Như đã nói ở trên, họ tin rằng việc thêm một chất tạo mùi thơm cho thực phẩm trên thực tế có thể khiến mọi người cảm nhận được hương vị ngọt của thực phẩm nhiều hơn. Điều này giúp giảm lượng đường tiêu thụ, từ đó giúp chống béo phì và các bệnh liên quan.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chemical Senses.
Theo zhengjian.org
Quang Khánh biên dịch
Video hay:
videoplayer link=”https://video3.dkn.tv/ban-co-the-tu-nuot-luoi-cua-minh-khong-video_163beb1de.html”]