Cách đây 460 triệu năm, hai thiên thạch đã lao vào trái đất, nơi mà bây giờ chính là Thụy Điển.
Các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên phát hiện hai hố thiên thạch tạo từ hai thiên thạch rơi cùng lúc xuống Trái Đất cách đây 460 triệu năm. Đó là minh chứng duy nhất cho hai cuộc va chạm đồng thời như vậy.
Nằm trong dự án nghiên cứu rất nghiên cứu đi nghiên cứu lại trong suốt 50 năm, người ta phát hiện thấy hai miệng hố, chúng cách nhau 16km, đã được tìm thấy. Miệng hố chính dài 7.5km và miệng hố nhỏ có đường kính 800m.
Vụ tấn công của hai thiên thạch đã tạo ra một hai miệng hố ở Jämtland, Thụy Điển, với đường kính hố lớn là 7,5 km và hố nhỏ là 800 m.
(Bản minh họa của Don Dixon về cuộc va chạm của hai thiên thạch – bản quyền Erik Sturkell)
Giáo sư Erik Sturkell thuộc trường Đại học Gothenburg, Thụy Điển, người đã tham gia nghiên cứu cho biết: “Trong khi có nhiều người phản biện thì đây là bằng chứng chắc chắn duy nhất mà chúng ta có về sự va chạm của hai thiên thạch vào trái đất chính xác cùng một thời điểm”.
Theo Sturkell thì cách đây 460 triệu năm, hai mảnh thiên thạch đã va chạm vào vành đai của một tiểu hành tinh lớn, ở đâu đó giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, điều đó đã đẩy các tiểu hành tinh khác vào vùng quỹ đạo mới và đưa hai trong số chúng đi theo hướng trái đất.
“Cũng có thể là khi hai tiểu hành tinh trong vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc va chạm vào nhau, làm bắn ra các mảnh vụn. Nhiều mảnh vụn đâm xuống Trái Đất, giống như hai thiên thạch ở Jämtland”, IB Times hôm qua dẫn lời Erik Sturkell, nhà vật lý địa chất ở Đại học Gothenburg.
Ước chừng khoảng 460 triệu năm trước đây thì chúng thực sự đã lao thẳng xuống Trái đất, ngay phía nam của Đường xích đạo, tại vùng biển nhiệt đới.
Ngày nay, khu vực đó là một phần đất liền của Thụy Điển, nơi mà các nhà khoa học đã nghiên cứu các bằng chứng việc va chạm của sao chổi.
Bằng chứng quan trọng đã để lại trong các lớp trầm tích dưới đáy biển khi chúng va chạm, bao gồm cả một mảnh thiên thạch được bảo quản trong một phiến đá sa thạch đỏ.
(Một mảnh thiên thạch nằm trong khối đá sa thạch đỏ đã được tìm thấy trong mỏ đá ở Kinnekulle, miền nam Thụy Điển) – Ảnh Maurits Lindström
Sturkell giải thích rằng ngay sau khi va chạm, nước đã bị đẩy ra khỏi miệng hố bởi lực va chạm. Nhưng nó ngay lập tức quay trở lại trong khoảng 1 phút sau đó, mang theo các mảnh vỡ của đá và tràn vào cùng trầm tích từ đáy biển.
Biển trút các mảnh vụn vào miệng hố, nơi nó được bảo quản trong 460 triệu năm tiếp theo.
Lịch sử địa lý của Baltica và các phiến đá lân cận tại thời điểm có các vụ tấn công liên tục từ vũ trụ gia tăng sau sự kiện tiểu hành tinh ~470 Ma bị phá hủy, và thời gian liên quan đến các thiên thạch rơi xuống (chấm đen và đường kẻ) cũng như các miệng núi lửa đã biết (chấm đỏ).
Theo Sturkell, bằng chứng quan trọng đã được bảo tồn bởi các thiên thạch lao xuống biển.
Điều này bao gồm cả sự có mặt của những tảng đá bị vỡ mà được hợp nhất lại với nhau mà chứa những mảnh đá tan chảy và các khoáng chất biến dạng.
Sturkell nói: “Tất cả có thể cho thấy sự va chạm của thiên thạch. Hãy tưởng tượng một bức tường nước, cao 500m, trút vào miệng hố này, nhấc cả đáy biển lên và trút tất cả các vật liệu đã được các thiên thạch đẩy ra, chính những thứ đó sau đó hình thành loại đá khác có từng lớp dính nhau, được lưu giữ trong nước.”
Ở thời điểm hai thiên thạch rơi xuống, Jämtland nằm chìm dưới biển ở độ sâu 500 m. “Thông tin từ công tác khoan thể hiện trình tự giống hệt nhau ở hai miệng hố, và trầm tích phía trên khu vực chịu ảnh hưởng có cùng niên đại. Nói cách khác, hai vụ thiên thạch rơi diễn ra đồng thời”, Sturkell giải thích.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tác động của thiên thạch làm nước bắn xa, và trong 100 giây, các miệng hố đã khô hoàn toàn. “Sau đó, nước lại tràn vào, kéo theo những mảnh vụn thiên thạch và vật chất bị bắn tung trong vụ nổ, gây ra cơn sóng mạnh khuấy động đáy biển”, Sturkell nói.
Các kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong tạp chí hành trình mở Scientific Reports.
Hương Phạm
Xem thêm: