Đại Kỷ Nguyên

Nghiên cứu mới tiết lộ người Ai Cập cổ đại hầu hết là người ăn chay

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ đã nêu rõ chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ đại. Bằng cách phân tích  nguyên tử carbon của các xác ướp sống khoảng năm 3.500 TCN đến năm 600 SCN, nhóm nghiên cứu của Pháp đã có thể xác định người Ai Cập cổ đại chủ yếu ăn chay.

Việc phân tích được tiến hành trên những phần còn lại của 45 xác ướp Ai Cập cổ đại đã được gửi tới hai bảo tàng ở Lyon, Pháp trong thế kỷ 19, với sự trợ giúp của một kỹ thuật hiện đại để đo tỉ lệ các-bon được lấy từ xương, men răng và tóc.

Chúng tôi có một cách tiếp cận hơi khác một chút“, Alexandra Touzeau, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Lyoncho biết. “Chúng tôi đã tiến hành phân tích chú trọng vào xương và răng, trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác lại nghiên cứu tóc, collagen và đạm(protein). Chúng tôi cũng nghiên cứu nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn với một số xác ướp, theo cách này chúng tôi có thể bao quát cho một thời gian rất dài”.

Tất cả các nguyên tử carbon được cây cối hấp thụ từ carbon dioxide trong khí quyển qua quá trình quang hợp. Khi ăn cây cỏ và động vật ăn cỏ lá cây, thì carbon sẽ tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, phân tích carbon sẽ tiết lộ một người đã ăn những gì.

Kết quả phân tích cho thấy người Ai Cập cổ đại chủ yếu là ăn chay và chế độ ăn uống của họ chủ yếu dựa vào lúa mì và lúa mạch, phần nhỏ khác là ngũ cốc như kê và cao lương (dưới 10%).

Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là có rất ít cá trong chế độ ăn uống của họ. Hầu hết mọi người đều nghĩ người Ai Cập cổ đại sống dọc theo sông Nile thì phải ăn rất nhiều cá, và những cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện rất nhiều các xác ướp cá. Tuy nhiên đối với gần 45 xác người được nghiên cứu, cá không phải là thức ăn chủ đạo trong chế độ ăn uống của họ.

Có rất nhiều bằng chứng về nghề cá ở Ai Cập trên các bức phù điêu và biểu tượng (như bắt cá bằng ngọn giáo hay bằng lưới), và cá cũng có mặt trong danh sách cúng tế. Ngoài ra còn có rất nhiều bằng chứng khảo cổ học về việc tiêu thụ cá ở Gaza và Amama“, Kate Spence, nhà khảo cổ học và chuyên gia về Ai Cập cổ đại tại Đại học Cambridge ở Anh cho biết. “Tất cả điều này gây ra một chút ngạc nhiên khi các đồng vị cacbon cho thấy cá không phải là đồ ăn phổ biến”.

Trong các nền văn hóa cổ đại, ăn chay vô cùng phổ biến, ngoại trừ dân du mục, việc ăn thịt mới chỉ xuất hiện gần đây mà thôi.

Xuân Hà (Theo Epoch Times France)

Xem thêm :

Exit mobile version