Thực tại không hẳn là thực tại, mà chỉ là thứ xuất phát từ hoạt động não bộ của con người, một giáo sư thần kinh học người Anh cho hay.
Anil Seth, giáo sư về thần kinh học nhận thức và tính toán tại Đại học Sussex, giải thích mối liên hệ giữa nhận thức và thực tại. Seth tin rằng thực tại chỉ là thứ xuất phát từ hoạt động não bộ của con người.
Dưới đây là câu trả lời được ông đưa ra trong một bài thuyết trình:
Làm thế nào để chúng ta biết rằng chúng ta đang trải nghiệm thế giới thực? Trong thực tế, chúng ta có lẽ không thể biết được. Tất cả mọi thứ mà chúng ta nhận thức được, tất cả những gì chúng ta trải nghiệm đều là kết quả của việc bộ não diễn giải thông tin cảm giác được đưa đến theo một cách thức cụ thể nào đó.
Tôi là Anil Seth, một giáo sư thần kinh học tại Đại học Sussex ở Anh. Bây giờ bạn có thể nói rằng tất cả những trải nghiệm của chúng ta đều là ảo giác. Chỉ là bất cứ khi nào chúng ta đồng ý về những gì đang xảy ra ngoài kia, chúng ta sẽ gọi chúng là thực tại. Bộ não hình thành những kỳ vọng thiên kiến của nó về những gì sẽ xảy ra ở ngoài kia, và sử dụng chúng để diễn giải một lượng lớn thông tin cảm giác lộn xộn mà nó liên tục tiếp nhận được.
Nhận thức, thay vì là sự phản chiếu đơn thuần những gì đang xảy ra ở ngoài kia, thực chất chỉ là hoạt động diễn giải thông tin một cách chủ động. Nhiều người cho rằng, bạn nhìn thấy bằng mắt, nhưng trên thực tế, mắt chỉ là phương tiện, kỳ thực những gì chúng ta thấy là nhờ bộ não của mình. Mắt của chúng ta tất nhiên là cần thiết, nhưng bộ não mới thực sự là cơ quan giải mã các tín hiệu ánh sáng và phản ánh thực tế khách quan bên ngoài. Và khi sự khác biệt xảy ra giữa cách thức não diễn giải thông tin cảm quan và thông tin cảm quan thực sự là gì, người ta sẽ bắt đầu nhìn thấy những thứ mà người khác không nhìn thấy – đó là những gì chúng ta gọi là ảo giác.
Khi quan sát một đám mây, đôi lúc bạn có thể nhìn thấy khuôn mặt trong đám mây, và đó là một loại ảo giác. Những người khác sẽ nhìn thấy những điều mà người khác thực sự không nhìn thấy, đó là sự khác biệt trong cách thức những kỳ vọng thiên kiến của họ tác động đến dữ liệu cảm giác mà họ tiếp nhận được.
Một khía cạnh khác của việc này là khi bạn sử dụng những thứ như chất kích thích, ví như thuốc phiện. Điều đó cũng khiến mọi người có những trải nghiệm bất thường, họ sẽ nhìn thấy những thứ không có ở đó. Cần khẳng định rằng, nó không có nghĩa là những điều này thực sự tồn tại. Nó chỉ có nghĩa là não của bạn đang hoạt động theo một cách thức khác biệt, khi đó kỳ vọng thiên kiến của họ sẽ lấn át luồng thông tin cảm giác tiếp nhận từ bên ngoài.
Chúng ta có thể nhìn thấy một số điều xảy ra trong não bộ khi một người dùng thuốc kích thích. Một trong số đó là não thường trở nên lộn xộn, thiếu tổ chức. Thông thường, các bộ phận khác nhau trong não bộ sẽ có các hoạt động liên thông với nhau. Do đó, chúng ta thấy tất cả mạng lưới thần kinh trong não bộ này, vốn nằm tại các khu vực khác nhau sẽ hoạt động cùng một lúc, và cũng giảm hoạt động một cách đồng thời.
Những ảo giác thị giác trong trạng thái dùng thuốc kích thích có thể tác động đến chúng ta như thế nào? Có thể là trong trạng thái đó những gì bạn cảm nhận được phụ thuộc nhiều hơn vào bộ não so với dữ liệu cảm giác thu thập được thông qua qua mắt và tai. Và hiện chúng ta đã có khả năng miêu tả chính xác cách thức và nguyên nhân đằng sau cơ chế này.
Nhưng những gì chúng ta trải nghiệm và cho là thật chỉ là một cách thức mà bộ não “vẽ ra”. Vì vậy, khi tôi trải nghiệm một màu sắc đặc biệt, điều đó không có nghĩa là màu sắc đó tồn tại ngoài kia trong vũ trụ, rằng có một chiếc cốc màu đỏ thực sự được sơn màu như vậy và màu đỏ này tồn tại độc lập như thế, không liên quan gì đến tâm trí và bộ não của tôi. Không phải vậy đâu, thực ra “màu đỏ” của cái cốc là cách thức mà bộ não của tôi vẽ ra để “diễn giải” một cách chủ quan thông tin thị giác trước mặt.
Điều này dẫn đến một câu hỏi rất đáng suy ngẫm:
Liệu có bất cứ thứ gì là thật? Liệu có bất cứ điều gì thực sự tồn tại ở ngoài kia?
Bộ não đã “gây mê”, tạo ảo giác về thế giới thực tại như thế nào? (+Video):
Hoài Anh, Quý Khải