“Ngọn lửa cháy vĩnh cửu” ẩn sau một thác nước ở New York (Mỹ) là một bí ẩn chưa có lời giải, khiến giới khoa học phải đau đầu bấy lâu.
Ẩn sau một thác nước ở phía tây bang New York (Mỹ) là một ngọn lửa cháy vĩnh cửu đầy bí ẩn hiện vẫn chưa được giải mã. Nó nằm trong số vài trăm ngọn lửa vĩnh cửu “tự nhiên” trên thế giới, hình thành nhờ khí ga trong lòng đất rò rỉ lên bề mặt, theo Arndt Schimmelmann, một nhà nghiên cứu từ Đại học Indiana (Mỹ).
[ads1[
Tuy nhiên, ngọn lửa này đặc biệt hơn. Có lẽ được thắp sáng bởi người Mỹ bản địa từ hàng trăm đến hàng nghìn năm trước, nó được duy trì bởi một quá trình địa chất mới chưa từng được ghi nhận trước đây trong tự nhiên.
Thông thường, loại khí ga cần thiết để duy trì ngọn lửa bắt nguồn từ những mỏ đá phiến sét cổ đại cực sâu, và cực nóng. Nhiệt độ phải đạt mức gần sôi hoặc nóng hơn để phá vỡ các phân tử các-bon lớn trong đá để tạo ra các phân tử khí tự nhiên nhỏ hơn.
Tuy nhiên, họ phát hiện các tảng đá chỉ ấm, có nhiệt độ ngang một “tách trà nóng”, và có cấu tạo địa chất trẻ hơn. Phát hiện này làm dấy lên giả thuyết khí ga được sản sinh bằng một quá trình khác, trong đó một vài loại chất xúc tác sẽ tạo ra khí ga từ các phân tử hữu cơ trong đá phiến sét.
“Cơ chế này đã được đề xuất trong nhiều năm, nhưng kỳ lạ là không mấy ai tin vào nó. Cá nhân chúng tôi thì cho rằng có một đường dẫn khí khác trong khu vực và ở nơi khác. Nếu điều đó là sự thật, khí ga được sản sinh tự nhiên theo cách này ở nhiều địa điểm khác, và chúng tôi có nhiều nguồn đá phiến sét sản sinh khí ga hơn chúng tôi tưởng”, Schimmelmann cho hay.
Quý Khải
Xem thêm: