Một nhà khoa học NASA tuyên bố sự sống ngoài hành tinh có thể đã từng ghé thăm Trái Đất, nhưng nhân loại không phát hiện được bởi họ sở hữu kích thước ‘rất nhỏ’.
Silvano P. Colombano, làm việc trong Bộ phận Hệ thống Thông minh (Intelligent Systems Division) của NASA, tin rằng những sinh mệnh này rất khác với những sinh mệnh trên địa cầu vốn cấu thành từ nguyên tố carbon, do đó sẽ có hình dáng bề ngoài vô cùng khác biệt.
Ông tin rằng sự sống ngoài hành tinh có thể vượt trội con người chúng ta về kỹ thuật, thậm chí đã nắm trong tay công nghệ du hành liên sao (du hành giữa các vì sao).
Phát hiện này xuất hiện trong quá trình NASA chụp quét vũ trụ tìm kiếm các nền văn minh ngoài Trái Đất, như một phần trong chương trình ‘Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài hành tinh (SETI)’.
Trong ‘Hội thảo Giải mã Trí thông minh Ngoài hành tinh’ được tổ chức vào tháng 3 vừa qua bởi Tổ chức Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài hành tinh SETI, TS Colombano đề nghị các nhà khoa học phải mở rộng tầm nhìn để mường tượng xem rốt cục một sinh vật ngoài hành tinh có thể trông như thế nào.
‘Tôi chỉ đơn giản muốn chỉ ra một thực tế là. sự sống có trí thông minh mà chúng ta có thể tìm thấy trong tương lai có thể không phải là các sinh vật cấu thành từ carbon như con người, ‘ báo cáo của ông có ghi.
Ông cho biết thêm rằng ‘chúng ta sẽ cần phải xem xét lại những giả định quen thuộc nhất của mình’, trong đó bao quát mọi thứ từ tuổi thọ cho đến chiều cao của người ngoài hành tinh.
‘Nhà thám hiểm’ này của chúng ta có thể là một sinh vật cực kỳ nhỏ bé về kích thước nhưng lại có trí tuệ siêu phàm’.
Ông cho rằng các nhà khoa học đang quá tập trung vào tìm kiếm các dấu hiệu của công nghệ hiện đại tương tự nhân loại trong vũ trụ bao la này, ví như trên các hành tinh khác.
Điều này có nghĩa là chúng ta có thể đã bỏ sót các dấu hiệu của một nền văn minh cư trú trên một hành tinh cổ xưa hơn Trái Đất rất nhiều, TS Colombano lập luận.
Bởi chúng ta không thể biết được một hành tinh như vậy sẽ trông như thế nào, nên chúng ta rất có thể đã lạc mất bất kỳ dấu hiệu nào về sự tồn tại của nó.
‘Thử nghĩ xem, sự phát triển công nghệ của nền văn minh chúng ta mới chỉ bắt đầu vào khoảng 10 nghìn năm về trước, và chúng ta mới chỉ chứng kiến sự bùng nổ của các phương pháp khoa học trong vòng 500 năm trở lại đây, do đó chúng ta sẽ khó có thể dự đoán được sự phát triển công nghệ trong vòng vài nghìn năm kế tiếp, chứ chưa nói là một con số niên đại gấp tầm đó khoảng 6 triệu lần!’
Ông kêu gọi các nhà vật lý tham gia vào lĩnh vực ‘vật lý suy đoán’, được thiết lập dựa trên cơ sở những lý thuyết chặt chẽ nhất của chúng ta, nhưng ‘sẵn sàng mở rộng và phát triển các giả thuyết tiềm năng đối với bản chất của phạm trù không gian-thời gian và năng lượng’ và ‘xem xét hiện tượng UFO là một chủ đề rất đáng nghiên cứu’.
“Nếu chúng ta thiết lập một bộ các giả thuyết mới về nhân tố cấu thành nên trí thông minh và công nghệ cao hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, một số hiện tượng như vậy ăn khớp với các giả thuyết cụ thể, và chúng ta có thể bắt đầu các cuộc nghiên cứu nghiêm túc thật tự”, ông gợi ý.
Vị chuyên gia không gian cũng tuyên bố rằng không phải bất kỳ vụ chứng kiến UFO nào cũng có thể ‘được giải thích hoặc phủ nhận [là không tồn tại]’.
Nhân loại vẫn thường tự coi mình là những sinh mệnh sở hữu trí thông minh duy nhất trong vũ trụ. Tuy nhiên với sự khổng lồ của vũ trụ, trải dài một kích thước 11 tỷ năm ánh sáng từ bờ này đến bờ kia (theo ước tính hiện nay), cùng với một ngành du hành không gian dẫu phát triển nhưng vẫn chưa thể đưa con người đặt chân lên Sao Hỏa, chứ chưa nói đến các không gian bao la xa xôi hơn ngoài vũ trụ, thì quả thật chúng ta không nên tự ngộ nhận rằng mình là các sinh mệnh thông minh duy nhất trong vũ trụ bao la này. Biết đâu ở ngoài không gian bao la kia, có tồn tại các nền văn minh ngoài hành tinh tiên tiến, với một thời gian phát triển đủ lâu, vượt trội hơn hẳn so với nhân loại hiện tại. Hãy khiêm tốn, những điều chúng ta chưa nhìn thấy hoặc chưa tiếp cận được, không có nghĩa rằng chúng không tồn tại.
Chớp sóng vô tuyến nhanh là gì và tại sao chúng ta nên nghiên cứu chúng? Như đã nói ở trên, dải kính viễn vọng ASKAP ở Australia được thiết kế riêng để phát hiện các chớp sóng vô tuyến nhanh. Vậy rốt cục chớp sóng vô tuyến nhanh là gì? Chớp sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst hay FRB), là các sóng vô tuyến (sóng radio) xuất hiện tạm thời và ngẫu nhiên, khiến chúng không chỉ khó tìm, mà còn khó nghiên cứu. Bí ẩn này nằm ở chỗ, không rõ thứ gì có thể tạo nên một chớp sóng ngắn và nhanh như vậy. Điều này dẫn đến hàng loạt phỏng đoán về bản chất của nó, từ các tàn dư từ các vụ va chạm giữa các ngôi sao cho đến “các thông điệp nhân tạo”, ví như thông điệp Arecibo, mà một nhóm các nhà thiên văn học trên Trái Đất đã gửi vào vũ trụ để tìm kiếm các sinh mệnh ngoài hành tinh (nếu có) vào năm 1974. Các nhà khoa học tìm kiếm các chớp sóng vô tuyến nhanh, mà một số người tin rằng có thể là các tín hiệu được người ngoài hành tinh gửi ra, có thể đang xảy ra mỗi giây. Các điểm màu xanh dương trên hình ảnh mô phỏng cấu trúc dạng sợi tơ của các thiên hà bên trên chính là tín hiệu từ các chớp sóng vô tuyến nhanh. Chớp sóng vô tuyến đầu tiên đã được nhìn thấy, hay được “bắt tín hiệu” bởi các kính viễn vọng vô tuyến vào năm 2001, nhưng chưa được phát hiện chính thức mãi cho đến năm 2007 khi các nhà khoa học bắt đầu phân tích các dữ liệu lưu trữ trước đó. Nhưng các chớp sóng này xuất hiện một cách tạm thời và gần như ngẫu nhiên, khiến các nhà thiên văn học phải mất nhiều năm trời để đi đến kết luận chính thức rằng đây không phải là lỗi trục trặc nhỏ bên trong một trong những thiết bị của kính viễn vọng. Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian chỉ ra rằng các chớp sóng có thể được dùng để nghiên cứu cấu trúc và sự phát triển của vũ trụ từ lúc sơ kỳ. Một lượng lớn các chớp sóng từ xa xôi có thể đóng vai trò các tác nhân thăm dò vật chất xuyên suốt khoảng không vũ trụ khổng lồ. |
Thanh Hằng