Lễ khai mạc Olympic năm 2020 tại Tokyo, Nhật Bản có thể sẽ có một màn trình diễn khá độc đáo.

Một công ty Nhật Bản mới thành lập với cái tên ALE Co., Ltd. muốn kiến tạo một màn mưa sao băng nhân tạo cho lễ khai mạc của Olympic mùa hè năm 2020, được tổ chức tại Nhật Bản.

Hàng trăm sao băng sặc sỡ, đầy màu sắc sẽ thắp sáng bầu trời xung quanh thành phố Tokyo trong vòng bán kính lên đến 100 km.

Công nghệ đằng sau tham vọng này được dựa trên một hiện tượng vật lý gọi là bức xạ plasma, và đã được phát triển trong dự án “Sky Canvas” của công ty này.

Một tiểu vệ tinh, chứa đến 1.000 “hạt nguồn”, sẽ được phóng vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Mỗi hạt được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra các “phản ứng tia lửa” đa sắc.

sky canvas mua sao bang
(Ảnh: Sky Canvas)
mua sao bang nhan tao tokyo olyhmpic mua he 2020 hat phan tu
(Ảnh: ALE Co., Ltd.)

via GIPHY

via GIPHY

via GIPHY

Trong khoảng độ cao từ 60 đến 80 km trên bề mặt Trái Đất, các hạt này sẽ bốc cháy và chiếu sáng rực rỡ bầu trời trong vòng vài giây.

Vì các hạt sẽ chuyển động chậm hơn và lâu hơn sao băng trong tự nhiên, nên màn trình diễn này có thể được chiêm ngưỡng trong thời gian dài hơn các màn trình diễn mưa sao băng trong tự nhiên.

Theo ước tính của ALE, khoảng 30 triệu khán giả trong khu vực xung quanh Tokyo sẽ có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng này.

Tuy nhiên, show trình diễn ánh sáng đi kèm một mức giá không nhỏ; mỗi hạt sẽ tốn 8.000 USD chi phí sản xuất, nhân lên thành 8 triệu USD chỉ tính riêng tiền hạt; đó là chưa kể đến chi phí thuê/mua và phóng vệ tinh vào không gian.

Tuy vậy các nhà khoa học đằng sau Sky Canvas tin rằng dự án sẽ làm sáng tỏ các hiểu biết khoa học về bầu khí quyển thượng tầng Trái Đất vốn ít được khám phá, cùng lúc cung cấp màn giải trí cho hàng triệu người.

Tiến sĩ Lena Okajima—Nhà sáng lập và CEO của ALE—cùng với một số đồng nghiệp đã xuất bản một bài viết trên tạp chí khoa học Acta Astronautica vào mùa xuân 2016.

Điểm đáng lưu ý là màn mưa sao băng nhân tạo “sẽ có thể cung cấp một vốn hiểu biết tốt hơn về môi trường toàn cầu cũng như các phương diện khác nhau của ngành thiên văn học và khoa học Trái Đất”.

Tác giả: Giuliana Manca, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: