Một bức ảnh chụp vệ tinh thời tiết đã ghi nhận được một bức ảnh có một không hai – nhật thực toàn phần “hắc ám” duy nhất trong năm đổ bóng xuống Bắc Mỹ, tương phản cơn bão Barbara “trắng xóa” trên biển.

Nhật thực toàn phần và bão xoáy xuất hiện đồng thời trên ảnh chụp vệ tinh
Bóng Mặt Trăng chạy ngang qua phía bên dưới Bão Barbara trong sự kiện nhật thực toàn phần vào ngày 2/7/2019 trên bức ảnh chụp của vệ tinh NOAA/NASA GOES West. (Ảnh: NOAA)

Bức ảnh vệ tinh ghi hình chiếc bóng đen sẫm của Mặt Trăng in trên bề mặt biển Thái Bình Dương, ngay bên dưới là những đám mây cuộn xoáy của bão Barbara trong sự kiện nhật thực toàn phần duy nhất trong năm. Chiếc bóng đổ dài dọc vùng biển Chile vào khoảng 16h40 hôm 2/7 theo giờ địa phương, theo Live Science.

Kéo dài từ vùng đông nam New Zealand, qua Chile và Argentina, đây là sự kiện nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019.

Video: Cùng lúc chụp được ảnh nhật thực toàn phần và bão xoáy trên ảnh chụp vệ tinh

videoinfo__video3.dkn.tv||7d700119f__

Với sức gió lên tới 210 km/h, bão Barbara được xếp hạng là bão cấp 4 vào sáng hôm 2/7, nhưng không đổ bộ đất liền. Bức ảnh được chụp bởi GOES-West, vệ tinh thời tiết trong dự án hợp tác giữa NASA và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). BỨc ảnh sau đó được nhà khí tượng học Dakota Smith chia sẻ trên mạng xã hội Twitter.

Nhật thực toàn phần và bão xoáy xuất hiện đồng thời trên ảnh chụp vệ tinh
Bão Barbara được nhìn từ vệ tinh Terra của NASA chụp hôm 2/7. (Ảnh: NASA)

Video ghi hình cận cảnh bão Barbara, nhìn từ vệ tinh GOESWest:

videoinfo__video3.dkn.tv||bdcd4aa36__

Theo dự báo, bão sẽ suy yếu trong tuần này, tuy vậy vẫn có khả năng gây ra một số hiện tượng thời tiết giông lốc tại Hawaii, CNET cho hay.

NOAA cho biết, Barbara sẽ biến thành một cơn bão trên mức bình thường ở Đông Thái Bình Dương.

Quang Khánh