Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn học đã nhận thấy một số thiên thể đã biến mất một cách thần bí không để lại dấu vết.
Theo một bài báo đăng trên trang web thiên văn học Skyandtelescope (Bầu trời và Kính thiên văn), các nhà thiên văn học đã phát hiện rằng sau 13 năm quan sát, thiên thể SDSS J1011+5442 đã biến mất mà không thể xác định nguyên nhân.
Điều đặc biệt gây sốc đối với các nhà thiên văn học là các thiên thể cự đại khác, kể cả thiên thể sáng rực rỡ SDSS J0159+0033, thiên thể tối mờ Mrk 590, Mrk 1018 và NGC 7603 cũng đã biến mất. Không thể dò thấy bất kỳ tín hiệu nào từ những vùng nơi chúng từng tồn tại trước đây trong vũ trụ. Thay vào đó, tại vị trí của chúng là hình ảnh quang phổ của những thiên hà thông thường.
Bài báo kể trên đã lấy thiên thể SDSS J1011+5442 làm ví dụ. Thiên thể cự đại này được phát hiện bằng hệ thống Thăm dò Thiên văn Kỹ thuật số Sloan (SDSS) vào năm 2002. Hệ thống SDSS là một dự án nghiên cứu quan sát do đài quan sát Apache Point tiến hành ở New Mexico, Mỹ, với một kính viễn vọng đường kính 2,5m. Nó thu thập những tín hiệu mà các hố đen khổng lồ phát ra khi “nuốt chửng” các vật chất khác.
Sau đó, các nhà thiên văn học đã sử dụng SDSS cùng với các thiết bị khác, như là vệ tinh quan sát dải rộng bằng tia hồng ngoại (WISE), kính viễn vọng của Trung tâm Lincoln nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất (LINEAR), hệ thống quan sát thiên văn Catalina, v.v… để quan sát SDSS J1011+5442. Các nhà khoa học phát hiện rằng độ sáng của thiên thể cự đại này liên tục giảm xuống trong khoảng thời gian vài năm. Vào năm 2015, các nhà thiên văn học tại trường đại học bang Pennsylvania phát hiện rằng SDSS J1011+5442 đã không còn phát ra tín hiệu từ vị trí của nó trong vũ trụ. Nói cách khác, SDSS J1011+5442 đã biến mất. Các thiên hà thông thường đã thay thế nó.
Nguyên nhân không xác định
Các nhà thiên văn học luôn cho rằng các thiên thể cự đại là sự thể hiện của những hố đen, đặc biệt là các thiên thể giống như SDSS J1011+5442, với các tín hiệu cho thấy rằng chúng là những siêu hố đen có khối lượng gấp 5.000 lần Mặt Trời. Trong khi thử xác định nguyên nhân biến mất của chúng, các nhà khoa học thấy rất khó chấp nhận lời giải thích rằng những hố đen đó có thể đã chuyển hoá từ trạng thái “hoạt động” sang “tĩnh chỉ”.
Họ gợi ý rằng tín hiệu từ thiên thể cự đại đó có thể bị các đám mây bụi trong vũ trụ che khuất. Tuy nhiên, những siêu hố đen hay thiên thể cự đại này không thể dễ dàng bị các đám mây bụi nhỏ che khuất hoàn toàn được. Jessie Runnoe thuộc trường đại học bang Pennsylvania giải thích rằng nếu xét quy mô hấp thụ của các hố đen thì những thiên thể cự đại này sẽ cần 800 năm trước khi chúng dừng hẳn việc phát tín hiệu; chúng không thể biến mất trước mắt chúng ta trong một giai đoạn ngắn 10 năm.
Hơn nữa, nhiều thiên thể cự đại tương tự (hay hố đen) cũng đã biến mất. Các nhà thiên văn học hiện vẫn đang tiếp tục quan sát vũ trụ nơi các thiên thể này đã từng tồn tại, với hy vọng tìm thấy một lời giải thích thoả đáng.
Theo chanhkien.org
Xem thêm: