Nhôm đã được khai thác và sử dụng ít nhất 7.000 năm trước, từ rất lâu trước khi khoa học hiện đại chính thức “tìm ra” vào thế kỷ 19. Nói cách khác, chúng ta chỉ đang lặp lại khám phá của cổ nhân.
Theo lịch sử khoa học hiện đại, nguyên tố nhôm được nhà vật lí người Đan Mạch Hans Christian Oersted tìm ra vào năm 1825 thông qua việc chiết xuất từ oxit nhôm (Al2O3). Và khoảng hơn nửa thế kỷ sau, sự ra đời của kỹ thuật điện phân nhôm vào năm 1889 mới giúp việc sản xuất nhôm trở nên dễ dàng.
Tuy nhiên, điều nhiều người không biết là Oersted không phải là người đầu tiên tìm ra kim loại này.
Cư dân vùng Lưỡng Hà đã quen thuộc với nhôm từ hàng ngàn năm trước.
Trong quá trình khai quật ở Iraq, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều món đồ gốm có niên đại khoảng 5.300 năm trước Công nguyên. Những hiện vật này được làm bằng đất sét có chứa nhôm.
Một số bằng chứng khảo cổ khác cho thấy người Ai Cập và Babylon cổ đại đã sử dụng hợp chất chứa nhôm trong nhiều loại thuốc và hóa chất gần 4.000 năm trước.
Trong các tác phẩm của mình, Pliny già – nhà sử học người La mã (23 – 79 sau Công nguyên) – đã mô tả một nguyên tố mà ông gọi là alumen. Ngày nay nó được gọi là phèn, một hợp chất nhôm được sử dụng rộng rãi vào thời cổ đại và thời Trung cổ để cố định màu nhuộm lên vải dệt.
Năm 1959, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện nhiều khóa dây lưng độc đáo và tinh xảo, một minh chứng cho thấy tổ tiên chúng ta sở hữu vốn kiến thức uyên thâm về ngành luyện kim.
Những mẫu khóa dây lưng cổ của người Trung Quốc, được chế tạo từ các hợp kim nhôm.
Năm 1961, các nhà khoa học Pháp phân tích các khóa dây lưng này và kết luận rằng người Trung Quốc cổ đại đã tạo ra nhôm bằng một kỹ thuật nào đó.
Trong một sự kiện khác, vào năm 1974 người ta đã tìm thấy một vật thể bí ẩn bên bờ sông Mures ở Romani. Vật thể này dày 1 mm và được phủ một lớp oxit nhôm. Người ta tìm thấy nó ở độ sâu 11 mét, gần bộ xương con voi khổng lồ Mastodon, một loài động vật đã tuyệt chủng. Do đó, người ta ước tính vật thể này có niên đại không dưới 10.000 năm tuổi.
Vật thể chứa nhôm trong thành phần có niên đại hơn 10.000 năm tuổi ở Rumani. (Ảnh: Internet)
Chúng ta không nên quên một điều rất thú vị. Nhôm là kim loại phong phú nhất trên hành tinh, nhưng cần điện năng để tạo ra một kim loại dưới dạng thức có thể sử dụng được. Nếu tổ tiên chúng ta có thể sản xuất nhôm thì nhiều khả năng họ có kiến thức về điện – một khái niệm mới xuất hiện cách đây chỉ khoảng 400 năm.
- Ai Cập cổ đại từng được chiếu sáng bằng điện?
- Giả thuyết mới: Đại kim tự tháp Giza là trạm phát điện tiên tiến thời cổ đại
Rõ ràng công nghệ của những người cổ đại không hề thô sơ như chúng ta vẫn nghĩ. Trong quá khứ, trên hành tinh này đã có những nền văn minh tồn tại với trình độ công nghệ rất cao. Nhiều khám phá gần đây đã chỉ ra rằng những nền văn minh đó đã làm chủ thiên văn học, luyện kim, y học, kỹ thuật và các lĩnh vực khoa học khác ở trình độ rất cao. Không ít các nhà khoa học đã dũng cảm thừa nhận rằng, hầu hết những cái gọi là phát minh của chúng ta ngày nay chỉ đang lặp lại những điều cổ nhân đã từng biết đến.
Hoài Anh