Những năm 1990, một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện trên một cánh đồng hoang phía Tây Nam tỉnh Kaluzka một viên đá. Viên đá này không có gì đáng nói nếu như nó không chứa trong mình một bí ẩn chấn động: bên trong khối đá có chứa một cái bu lông mà theo đo đạc thì chúng có tuổi lên tới hơn 300 triệu năm.
Chiếc bu lông 300 triệu năm tuổi
Những người theo thuyết âm mưu cho rằng, khối đá chứa bu lông này là sản phẩm của một ai đó. Nhưng Chernobro, người trực tiếp tham gia vào công cuộc tìm kiếm đã bác bỏ điều này, ông cho biết vùng mà ông cùng các cộng sự tìm kiếm cho đến giây phút cuối cùng vẫn là bí mật đối với hầu hết mọi người trong đoàn. Việc ông và cộng sự rà soát cánh đồng chỉ được thông báo ngay trước đó, vậy người ta không thể ném vào đó bất cứ thứ gì.
Một số người cho rằng chiếc bu lông rơi ra từ một cỗ máy hiện đại. Nhưng bằng mắt thường chúng ta cũng có thể bác bỏ giả thuyết này, chiếc bu lông nằm rất khít trong viên đá, có nghĩa là nó lọt vào trong viên đá từ khi đá mới chỉ là trầm tích đất sét.
Lý do chủ yếu nhất khiến chúng ta tin rằng chiếc khối đá chứa chiếc bu lông này không thể bị làm giả là kết luận của các chuyên gia. Từ đó đến nay, viên đá đã có mặt tại các viện cổ sinh vật học, vườn thú, kỹ thuật vật ký, kỹ thuật hàng không, các bảo tàng cổ sinh vật học và bảo tàng sinh vật học, các phòng thí nghiệm của “Salut”, “Zikh”, “Hóa địa chất”, của các trường MAI, NGU,… cũng như hàng chục chuyên gia thuộc các lĩnh vực kiến thức khác nhau. Và kết luận của họ đã loại bỏ mọi nghi ngờ về tuổi của viên đá: nó rơi vào khoảng 300 – 320 triệu năm tuổi.
Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng chiếc bu lông đã lọt vào trong khối địa chất trước khi nó hóa đá, nghĩa là tuổi của nó cũng không thể ít hơn nếu như không muốn nói là nhiều hơn tuổi của viên đá. Việc bu lông lọt vào bên trong viên đá muộn hơn (ví dụ sau một vụ nổ, kể cả nổ hạt nhân) là không thể, bởi cấu trúc của viên đá không hề bị phá vỡ, bản thân chiếc bu lông cũng không bị biến dạng.
Hơn nữa, các phim chụp X – quang cho thấy rõ ràng bên trong viên đá có cả những bu lông khác mà mắt thường không nhìn thấy. Chiếc bu lông lộ ra đã từng nằm gọn trong đá khi mới đây nó chưa bị làm vỡ. Còn nguyên nhân vì sao chiếc bu lông tồn tại suốt 300 triệu năm mà không bị biến đổi, nguyên nhân là những phân tử sắt di chuyển khỏi vị trí ban đầu của mình không quá 0,5cm, nó tạo thành một lớp kén sắt xung quanh chiếc bu lông, bảo vệ nó khỏi tác động bên ngoài, nguyên lý này cũng như tạo một lớp oxit đồng để bảo vệ thanh đồng bên trong vậy.
Một vài giả thiết
Một số nhà khoa học cho rằng chiếc bu lông giống với loài hoa huệ biển criniod. Nhưng có điều những chuyên gia về hoa huệ biển sau khi xem xét đã nói rằng chưa từng gặp loại họa huệ biển nào to và có hình dạng như vậy.
Có một vài giả thuyết nghe có vẻ hợp lý hơn.
Hiện nay đã có rất nhiều thông tin về đĩa bay, người ngoài hành tinh được phát hiện. Như vậy, trong vũ trụ có tồn tại rất nhiều nền văn minh tiên tiến, và 300 triệu năm trước rất có thể một cái đĩa bay nào đó đến khu vực Kaluzka này và đánh rơi một con ốc và tạo nên câu chuyện về chiếc bu lông cổ đại!
Còn một giả thuyết khác nghe cũng có vẻ hợp lý: chiếc bu lông thuộc về nền văn minh tương lai của nhân loại. Đó là những nền văn minh phát triển cao trong tương lai dùng một cỗ máy thời gian quay trở về quá khứ, và những chuyến du hành về quá khứ như vậy đã lưu lại một vài thứ phụ tùng, ốc vít,… Điều này cũng không phải không thể, có một vài câu chuyện về du hành thời gian về quá khứ với những bằng chứng không thể nghi ngờ.
Bức ảnh chụp năm 1941 tại Cầu South Forks, Gold Bridge, Canada là một minh chứng về việc người tương lai du hành vượt thời gian về quá khứ. Giữa đám đông ăn mặc theo trời trang thập niên 40 thì có một người đàn ông trong trang phục hiện đại với áo phông và cardigan, đeo kính râm và mang theo một chiếc máy ảnh trước ngực. Phong cách ăn mặc này không phù hợp với thời trang những năm 1940.
Chiếc bu lông thuộc về một nền văn hóa tiền sử?
Trong những giả thuyết thì giả thuyết về tồn tại những nền văn minh tiền sử là hợp lý hơn cả. Trên thế giới hiện nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều những dấu tích cổ đại chứng minh về những nền văn minh tiên tiến đã từng hiện diện trên trái đất.
William J. Meister, một người Mỹ, là người thu thập hóa thạch nghiệp dư đầy khao khát, và đã tiến hành một khám phá kinh ngạc vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch, Meister đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người.
Vết chân này, tuy nhiên, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên thay, ông cũng tìm thấy Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy. Điều đặc biệt là dưới dấu chân đó còn có xác của con bọ ba thùy, một loài sinh vật đã biến mất trên trái đất cách đây 260 triệu năm.
So sánh khám phá này với giày dép của thời kỳ hiện nay, chúng ta có thể nhận thức được rằng một nền văn minh nào đó đã từng tồn tại khoảng 600 triệu năm trước, và nó phải có một độ phức tạp nhất định.
Năm 1883, Phiến đá Al-Naslaa khổng lồ thời được phát hiện nằm gần ốc đảo Tayma trong sa mạc của Ả Rập Xê-út là một trong những bí ẩn lớn nhất được con người tìm thấy…Điều đặc biệt là vết chẻ đôi phiến đá khổng lồ này nhẵn nhụi như có tác động của công nghệ laser. Theo kết quả phân tích, vết chẻ đôi này đã tồn tại cách đây 12.000 năm và không phải là sản phẩm của thiên nhiên.
Vào tháng 6/2011, đội săn tìm kho báu dưới đáy biển “Ocean X” của Thụy Điển phát hiện xác của một con tàu ở độ sâu chừng 90m dưới đáy biển Baltic (Bắc Âu). Đó là một vật thể hình tròn khổng lồ dưới đáy biển Baltic rộng 60 mét và cao 8 mét, với những cạnh sắc, đường thẳng và những góc cạnh hoàn hảo xuyên suốt cấu trúc của nó. Vật thể này giống phi thuyền hiện đại nhưng có niên đại 14.000 năm.
Khi các thợ lặn thu thập các mẫu vật, nhà địa chất học Steve Weiner đã xác định được rằng nó được làm bằng “kim loại không thể tìm thấy trong tự nhiên”.
Còn có rất nhiều dấu tích khác nữa chứng minh về sự hiện diện của những nền văn minh cổ xưa đã từng có trên trái đất. Như vậy, nếu thực đã từng tồn tại những nền văn minh đó thì việc một chiếc bu lông còn sót lại cho đến ngày nay cũng là điều không quá khó hiểu và con người thực sự đã tồn tại trên Trái Đất từ rất lâu và tiên tiến hơn nhiều so với những gì thuyết tiến hóa đề cập.
Nam Minh