Đại Kỷ Nguyên

Những hiện tượng thời tiết kỳ lạ nhất thế giới: Mưa cá, mưa chim và… mưa máu?

mưa kỳ lạ nhất

Ngoài mưa nước, người ta còn ghi nhận rất nhiều hiện tượng dị thường khác như mưa ếch, mưa cá, thậm chí … mưa máu.

Thời tiết có thể rất thất thường, nhưng chúng ta luôn luôn kỳ vọng nó rơi vào một trong số những khả năng nào đó. Nhưng đôi lúc, mọi sự có thể trở nên khá huyền ảo. Trên thế giới có một số hiện tượng thời tiết rất kỳ lạ của chúng. Mưa máu là một trong các ví dụ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, hãy cứ yên tâm nhé, vì chúng không phải là dấu hiệu của ngày tận thế đâu!

Sau đây là một số hiện tượng thời tiết kỳ dị từng được ghi nhận trong lịch sử.

Bản khắc mưa cá năm 1555. Ảnh: Olaus Magnus

Mưa máu

Hiện tượng này có thể làm dấy lên nhiều nỗi e ngại. Mưa máu phổ biến đến mức nó có hẳn một trang Wikipedia cho riêng mình. Trường hợp điển hình nhất là vào năm 2001, khi một cơn mưa lớn màu đỏđổ xuống bang Kerala của Ấn Độ. Nếu bạn lo sợ rằng cơn mưa này mang theo dịch bệnh của người Ai Cập cổ đại hay điều này báo hiệu một cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh thì bạn có thể bình tĩnh lại được rồi, các nhà khoa học đã chứng minh một loại tảo siêu nhỏ màu đỏ là nguyên nhân đằng sau loại hiện tượng này.

Mưa máu. Ảnh: ĐKN

Video:

Mưa ếch, mưa chim, mưa cá

Hiện tượng là lùng này thường xuất hiện tại nước Anh. Vào năm 1996, một cơn mưa ếch đã trút xuống thành phố Llandewi xứ Wales, sau đó không lâu vào năm 1998, nó lại xảy ra ở London. Trong năm 2010, bang Arkansas nước Mỹ đã phải hứng chịu một trận mưa chim khi xác những con chim két liên tục rơi xuống trong khu vực rộng khoảng 2 km của thành phố Beebe.

Một điều tương tự xảy ra với một bầy chim bồ câu ở Ý vào năm sau đó. Nhưng kỳ lạ nhất phải kể đến là hiện tượng xảy ra ở Honduras. Hàng năm, vào tháng 5 hoặc tháng 6, ngôi làng Yoro lại tổ chức lễ hội có tên Festival de la Lluvia de Peces (Lễ hội mưa cá) để đón một cơn bão thường niên khiến hàng nghìn con cá rơi xuống đường phố. Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân gây ra những loại mưa động vật này, chỉ có một giả thuyết đơn giản là có vẻ như những cơn lốc xoáy đã kéo theo những con vật không may mắn này lên rồi thả chúng xuống một nơi nào đó cách xa hàng cây số!

Mưa cá. Ảnh: gawkerassets.com

Hiện tượng Bugnado

Hiện tượng này chắc chắn sẽ là cơn ác mộng cho những ai đối mặt. Bugnado là hiện tượng những cột lốc xoáy cao đến hàng trăm mét được tạo ra bởi những con châu chấu đỏ. Cơn lốc xoáy này không di chuyển với tốc độ cao và gây thiệt hại như những cơn lốc xoáy thông thường nhưng chúng cũng rất đáng sợ. Các cột lốc xoáy này là các cột khí nhỏ, xoay tròn hình thành khi một khu vực trên mặt đất được hâm nóng nhanh hơn khu vực xung quanh trong một ngày nóng, khô ráo.

Video:

Cơn mưa keo kỳ lạ

Cơn mưa này xảy ra tại thành phố Oakville nước Mỹ vào năm 1994. Cơn mưa đã trút xuống thành phố này không phải là nước mà là một loại chất keo sền sệt. Một người phụ nữ có tên Sunny Barclift cho biết đã rất bối rối vì ngôi nhà của cô dường như là tâm điểm của sự kiện kỳ lạ này. Khi cô lấy hạt mưa keo có kích thước như hạt gạo đến cho Viện Sinh thái của Tiểu bang, họ nhận thấy trong đó chứa vô số các tế bào nhưng lại không thể nói rằng đó là những tế bào gì. Giả thuyết được đưa ra là đây là những mẩu vụn còn sót lại của những con sứa biển bị thổi tung trong các cuộc thử bom ở đại dương. Nhưng dù giả thuyết này có là thực đi chăng nữa, thì như thế vẫn vô cùng kỳ lạ.

Ảnh: Above Top Secret
Đây có phải mảnh vụn sứa biển nổ tung trong vụ thử bom hạt nhân. Ảnh: Michael Bradley – Time Traveler
Ảnh: yuukeepsmile.blogspot.sg

Hiện tượng Sao Thạch

Hiện tượng sao thạch bắt đầu được ghi nhận tại Scotland từ thế kỷ 14 khi nhiều người dân nước này tìm thấy lượng lớn những chất nhờn nhớp nháp trong rừng, quanh hiên nhà của họ hay thậm chí ngay trong cây cối của họ.

Ảnh: BBC Scotland
Ảnh: mariannewildart

Có những người cho rằng đây là những gì còn sót lại trên mặt đất sau một trận cơn mưa sao băng. Nhưng không phải! Học giả John xứ Gaddesdon từ thế kỷ 14 từng tuyên bố đây là thuốc bôi trực tiếp điều trị chứng áp-xe.

Sao thạch từ Commanster, Bỉ. Ảnh: James Lindsey

Dù thế nào đi nữa, những thứ xuất hiện trên cỏ (sao thạch và mưa keo ở trên) đều có một hình dáng thật kỳ dị. Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra tuyên bố cụ thể về nguồn gốc của chúng. Bất kể những chất nhờn ngày bắt nguồn ở đâu, nếu bạn trực tiếp nhìn thấy chúng, bạn cũng sẽ rất ghê rợn.

Đứng trước tự nhiên con người chúng ta còn quá nhỏ bé và ngoài kia còn rất nhiều hiện tượng khác nữa mà chúng ta chưa thể có lời giải đáp hoàn hảo. Chúng ta nên có một thái độ khiêm tốn và khách quan khi đối mặt với những hiện tượng kỳ lạ, siêu thường, như vậy mới có thể hiểu rõ hơn về thế giới.

Nhật Quang

Exit mobile version