Đại Kỷ Nguyên

Nơi lánh nạn thời tiền sử trong truyền thuyết nằm ở Trung Quốc?

Ảnh: Bí ẩn chưa được giải đáp - ET

Có phải nơi lánh nạn thời tiền sử trong truyền thuyết thực sự tồn tại? Dãy núi Hoành Đoạn của Trung Quốc là một bí ẩn chưa có lời giải làm đau đầu khoa học hiện đại, ai có thể tìm ra sự thần bí đằng sau nó? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Trong biên giới Trung Quốc có một khu vực lánh nạn thời tiền sử có diện tích khổng lồ, bất luận thế giới bên ngoài phong vân biến huyễn, thiên tai nhân họa hay chiến loạn không ngừng thế nào, thì trong nơi trú ẩn thời tiền sử này, mọi người đều có thể an tâm sinh sống. Vậy khu tị nạn thời tiền sử này có thực sự tồn tại? Trong truyền thuyết, khu tị nạn thời tiền sử này nằm trong dãy núi Hoành Đoạn, ẩn mình giữa ba ngọn núi phủ tuyết, và là một thế giới đào nguyên tách tuyệt với ngoại giới.

Dãy núi Hoành Đoạn (Ảnh kknew.cc)

Tại dãy núi Hoành Đoạn, các nhà khoa học đã phát hiện ra khu thực vật núi cao cổ lão nhất trên Trái đất, có từ hơn 30 triệu năm trước. Nơi địa khu núi cao và lạnh này có rất nhiều loài thực vật phong phú, có ít nhất 3.000 loài thực vật, chiếm 30% thực vật núi cao trên thế giới, đồng thời nó cũng cao hơn nhiều so với khu vực lân cận, và về diện tích còn rộng hơn cao nguyên Thanh Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Vị trí dãy núi Hoành Đoạn (Ảnh kknew.cc)

Toàn bộ dãy núi Hoành Đoạn, kể từ lần đầu tiên nó được thế giới công nhận, đã bị che phủ trong thần bí khiến người ta cực kỳ khao khát nhưng không thể tiếp cận. Nói đến đây, chúng tôi không thể không nhắc đến một người đã làm cho vùng đất thần kỳ này được cả thế giới biết đến, chúng ta hãy ngược thời gian về năm 1922.

Nhà thực vật học người Mỹ – Câu chuyện của Rock

Joseph Francis Charles Rock là một nhà thực vật học, nhà thám hiểm, nhà địa lý, nhà ngôn ngữ học và nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Áo, nhưng ông thích tự gọi mình là một thợ săn thực vật, người dành cả đời tìm kiếm những loài thực vật quý hiếm.

Vào đầu thế kỷ trước, nước Mỹ đang bị bệnh phong càn quét, rất nhiều bác sĩ đành bất lực. Nhưng thật kỳ diệu, những Hoa kiều ở Mỹ lại có thể dùng một loại dược phẩm từ thực vật có tên gọi là dầu Đại Phong Tử để điều trị khỏi bệnh phong.

Vì vậy, Bộ Nông nghiệp Mỹ vội vàng cử Rock tổ chức nhân sự đi đến nơi giao giới giữa Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc, cũng chính là khu vực dãy núi Hoành Đoạn, để tìm cây Đại Phong Tử. Khi đó, nhiều người cho rằng loài cây này đã tuyệt chủng, nhưng khi Rock đến Vân Nam, ông đã nhanh chóng tìm thấy loại cây được cho là đã tuyệt chủng này, đồng thời gửi hạt giống và tiêu bản của cây này về nước.

Trong thư hồi báo, Rock nói rằng có rất nhiều loài thực vật quý ở chỗ giao giới giữa Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc, và ông hy vọng có thể lưu lại đây để tiếp tục khảo sát. Sau khi nghe điều này, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng hoàn toàn tán thành, họ đã gửi một khoản kinh phí lớn qua đường bưu điện cho Rock, mong có được những loài thực vật quý hiếm hơn. Bằng cách này, Rock đã sống ở biên giới phía tây nam của Trung Quốc trong một thời gian dài, nơi ông cư ngụ chính là núi tuyết Ngọc Long ngày nay.

Một ngày nọ, Rock đang tổ chức một tiệc đêm lửa trại với dân làng Tuyết Tung tộc Nạp Tây, tiệc đêm rất náo nhiệt với nam nữ trẻ già ca hát và nhảy múa. Nhưng đột nhiên có người phát hiện, bốn cặp đôi đang nhảy múa đã biến mất. Ai cũng nghĩ 4 cặp đôi đã hẹn hò ở một góc khuất nào đó, nhưng mãi đến cuối tiệc cũng không thấy mấy người này xuất hiện. Mọi người vội vàng tìm kiếm khắp nơi.

Vào ngày hôm sau, khi trời sáng, bốn cặp bạn tình đã được tìm thấy, Rock sững sờ trước cảnh tượng trước mắt, thi thể của họ đang treo trên cành cây, đung đưa trong gió sớm… Rock kinh hãi vì điều này, nhưng dân làng địa phương dường như không ngạc nhiên, nói với ông rằng đây tuẫn vì tình.

Những người Nạp Tây thích tuẫn vì tình, nếu họ không thể tự do kết hợp tại nhân gian, thì họ sẽ chọn phương thức cực đoan nhất để ở bên nhau. Bởi vì người Nạp Tây tin rằng ở những ngọn núi phủ tuyết xa xôi, có một nơi gọi là Ngọc Long đệ tam quốc, nơi những cặp đôi tuẫn tình có thể đoàn tụ.

Vào buổi trưa, các vị tế tư tộc Nạp Tây đến, họ được gọi là “đông-ba”, họ bắt đầu làm lễ siêu độ bốn cặp tình nhân, nghi thức siêu độ gọi là nhất đại tế phong.

“Phong” có ý tứ là gió quỷ. Đông-ba nói rằng những người tuẫn tình sẽ hóa thành tinh linh trong gió, nếu họ muốn đến nước Ngọc Long đệ tam, họ phải được đông-ba dẫn đường. Nếu không, họ cũng sẽ bị lạnh và đói, sẽ trở về nhà để tìm kiếm cái ăn cái mặc, điều này sẽ mang lại bệnh tật và tai họa cho người nhà họ.

Rock xem nghi thức đại tế phong, nó hoàn toàn vượt quá sức tưởng tượng của ông.

Nhiều người có thể tò mò, đệ tam quốc Ngọc Long rốt cuộc là gì? Phải chăng đó là thiên đường mà người ta thường nói đến? Khi đó Rock đã đặt câu hỏi tương tự. Người dân địa phương nói với Rock rằng đệ tam quốc Ngọc Long thực sự tồn tại, nó được bao quanh bởi ba ngọn núi phủ tuyết. Ba ngọn núi tuyết này trong Tạng ngữ được gọi là “Gongga Risong Gongbu”, ý nghĩa là Thánh địa thần tiên tam tọa hộ Pháp cả năm tích tuyết bất hóa.

Rock mặc dù là một người tín ngưỡng khoa học, không tin sau khi chết vẫn tồn tại linh hồn, nhưng đối với sự tồn tại của Ngọc Long đệ tam quốc, ông có chút tin tưởng. Bởi vì ở nơi Vân Nam và Tây Tạng giao giới, có quá nhiều thực vật quý hiếm từ thời tiền sử, cũng có rất nhiều động vật quý hiếm. Khả năng sinh tồn và phát triển của chúng ở đây chứng tỏ rằng nơi này thực sự là một địa phương phi phàm.

Phỏng đoán của Rock

Rock đã mời nhóm thầy tế đông-ba lưu lại, đề nghị họ biểu diễn lại lễ đại tế phong trước ống kính trong sân. Sau đó, khi xem những video này, cùng kinh sách Nạp Tây và nhiều bức ảnh khác nhau về Lệ Giang mà ông đã chụp, khiến Rock trầm tư suy nghĩ.

Trước hết, Rock đã phân tích tính xác thực của đệ tam quốc Ngọc Long từ góc độ địa lý. Ông cho rằng, tại sao ở Lệ Giang có rất nhiều thực vật thời tiền sử? Đó là bởi vì, từ Thần Nông giá đến dãy núi Hoành Đoạn, đây thực sự là một nơi tránh nạn siêu cấp cho động vật và thực vật thời tiền sử. Những ngọn núi phủ tuyết ở đây đủ cao, thung lũng sông đủ sâu và chạy dọc theo hướng bắc nam.

Theo cách này, khi kỷ băng hà đến và sự sống trên Trái Đất bị tuyệt chủng, các loại động thực vật thời tiền sử rất có thể sẽ tiến vào những ngọn núi và thung lũng phủ tuyết này thông qua thông đạo bắc nam này. Thung lũng phi thường ấm áp, có nguồn nước dồi dào và hệ sinh thái riêng.

Bởi vậy, vào ngày tàn, dù sao các chủng các loài động thực vật (thực vật phát tán hạt giống thông qua động vật), chỉ cần chạy thoát đến nơi đây, thì đều có thể sinh tồn. Ngoài động thực vật, chẳng lẽ cũng có một nền văn minh tiền sử đã trốn thoát? Khi các sông băng bên ngoài rút đi, chúng sẽ rút đi theo từng đợt, hình thành nên các nền văn minh lớn hiện nay.

Điều này cũng giải thích tại sao người Hán có niềm tin vào núi Côn Luân, người Ấn Độ có niềm tin vào núi Tu Di, và người Tây Tạng cũng có niềm tin vào Shambhala. Trùng hợp thay, người Nạp Tây cũng nói rằng đệ tam quốc Ngọc Long là một thung lũng được bao quanh bởi ba ngọn núi phủ tuyết, rất giống với hoàn cảnh của nơi ẩn náu mà Rock đã hình dung.

Thứ hai, Rock cũng hiểu được rằng khu vực Lệ Giang và Ngọc Long nơi người Nạp Tây hiện đang sinh sống cũng là một hoàn cảnh tránh nạn tương tự. Ví dụ, trong thần thoại Nạp Tây, núi tuyết Ngọc Long và núi tuyết Ha Ba là anh em sinh đôi, Ngọc Long tên gọi Tam Đóa và là một vị chiến thần hung bạo. Và Ha Ba được gọi là đóa hoa Kim Chi Tử, là một thái tử có tâm hồn rộng rãi bao dung. Giữa hai ngọn núi phủ đầy tuyết là hẻm núi Hổ Khiêu, là thung lũng đầu tiên của sông Trường Giang, đủ sâu đủ rộng, lịch sử thế tục của người Nạp Tây bắt nguồn từ đây.

Đồng thời, trong sử thi tộc Tạng “Vua Gesar” cũng nói rằng núi thần Tam Đóa của người Nạp Tây là một vị chiến thần có thể chiến đấu ngang ngửa với Vua Gesar.

Trong trận chiến, Ha Ba đang nuôi dưỡng, Ngọc Long đang chiến đấu, vua Gesar cuối cùng đã lấy lại được Ngọc Long tuyết sơn sau chín chín tám mốt ngày chiến đấu kịch liệt. Thần núi vào thời khắc quy y, đã biến tất cả 13 thanh kiếm mà ngài mang trên thân hóa thành đỉnh núi, đây là 13 đỉnh núi Ngọc Long trước mặt chúng ta hôm nay.

Sau khi trận chiến kết thúc, đất nước hiện tại mới xuất hiện, ở vùng núi tuyết và thung lũng sông này, người tộc Tạng, người tộc Nạp Tây và người tộc Bạch là ba anh em, và người tộc Tạng là anh cả.

Rock đoán rằng câu chuyện thần thoại này rất có khả năng là kể về đệ tam quốc Ngọc Long của tộc Nạp Tây đến Lệ Giang từ thời tiền sử. Trong trường hợp đó, trước quốc gia thứ ba, sẽ có quốc gia thứ hai, quốc gia thứ nhất, quốc gia tiền sử nào viễn cổ hơn?

Trước tiên hãy tìm đệ tam quốc. Chẳng mấy chốc, Rock đã đến một nơi gọi là hồ Lô Cô.

Đi tìm “Ngọc Long Đệ Tam Quốc”

Vào tháng 1 năm 1924, Rock lần đầu tiên dẫn đầu một nhóm đến hồ Lô Cô sau chuyến đi kéo dài 5 ngày. Vẻ đẹp kỳ diệu và phong cảnh độc đáo nơi đây ngay lập tức khiến Rock kinh ngạc, yêu hồ Lô Cô ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Hồ Lô Cô (Ảnh xuehua.us)

Khách hiếm là quý nhất, lúc đó chủ quản hồ Lô Cô là tổng quản Vĩnh Ninh A Vân Sơn, rất nhiệt tình đón tiếp, cụ sợ việc tiếp đón không chu toàn vì đây là lần đầu tiên một người ngoại quốc đến đây. Cụ thực sự nhiệt tình đến mức Rock, người từ nhỏ thiếu vắng tình thương của cha đã nảy sinh tình cảm thân thiết khi gặp ông, Rock coi A Vân Sơn tri thức uyên bác và khẳng khái hào sảng như một người cha nhân từ, sau này họ đã thành sinh tử chi giao. 

Sau khi A Vân Sơn biết được ý định của Rock, cụ đã chủ động giúp Rock viết một bức thư cho vua Mộc Lý, với bức thư này, Rock có thể tự do đi lại trong khu vực Mộc Lý. Bức thư này vô cùng quan trọng đối với Rock, bởi vì nếu ông muốn đến đệ tam quốc Ngọc Long, ông phải đi qua Mộc Lý. Nhưng điều mà Rock không ngờ tới là ngay cả khi có bức thư này, ba chuyến thăm của Rock tới đệ tam quốc Ngọc Long vẫn đầy trắc trở.

Rock nhận được thư giới thiệu từ A Vân Sơn, nhanh chóng đến Mộc Lý. Lúc này, vua tân Mộc Lý vừa kế vị, và 30.000 km2 đất xung quanh đều thuộc quyền quản lý của vua Mộc Lý. Tuy nhiên, thổ phỉ đang hoành hành ở khu vực Mộc Lý, và đội thám hiểm tư nhân của Rock cần sự bảo vệ của vua Mộc Lý nếu họ muốn đến đệ tam quốc Ngọc Long.

Vị vua mới Mộc Lý đã có một cuộc tiếp kiến rất thú vị với Rock, trong thời gian này, ông ấy đã cùng Rock thảo luận về tình hình thế giới, thảo luận một số câu chuyện về các quốc gia trên thế giới, còn nghiên cứu kỹ thuật chụp ảnh. Mặc dù cuộc hội đàm rất thoải mái, nhưng khi nói đến đệ tam quốc Ngọc Long, vua Mộc Lý nói với Rock: “Ở đó quá nguy hiểm, hiện tại không thể đi.” Lời nói của vua Mộc Lý rất dịu dàng, nhưng ý nghĩa là minh hiển, đó là lệnh trục xuất đối với Rock.

Chuyến thăm thất bại lần này không làm cho Rock chán nản, ông thời khắc đều chú ý tới khu vực Mộc Lý, cuối cùng một năm sau cũng được vua Mộc Lý tán thành. Tuy nhiên, khi ở đây một thời gian, ông nhìn thấy một toán thổ phỉ trong lãnh thổ của vua Mộc Lý, mượn đường của vua Mộc Lý tấn công bộ tộc của A Vân Sơn ở hồ Lô Cô. Thấy vậy, Rock vội vàng cử người đi thông báo cho A Vân Sơn, cứ như vậy, chuyến thăm thứ hai của ông cũng kết thúc thất bại.

Sau thất bại thứ hai, nước Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế, Rock phải về nước để xử lý rất nhiều việc. Không lâu sau, ông nghe nói thổ phỉ của Mộc Lệ cũng đồng ý cho ông đi qua lãnh địa, vì vậy Rock không ngừng chuẩn bị cho lần thứ ba đi đệ tam quốc Ngọc Long.

Tuy nhiên, lần này tất cả chỉ là âm mưu của bọn thổ phỉ, bằng cách nào đó chúng biết rằng Rock đã gửi một bức thư cho A Vân Sơn, vì vậy chúng đã bày mưu lừa Rock để giết ông.

May mắn thay, ngay sau khi Rock chuẩn bị vào núi, vua tiểu Mộc Lý đã khẩn trương cử người gửi thư, nói rằng những tên thổ phỉ mà Rock đã đắc tội nhiều năm trước đã phái người đi giết Rock và nhóm của ông, trong tình huống bất đắc dĩ này, Rock đành phải hủy bỏ kế hoạch một lần nữa, một nhóm người vội vã quay trở lại vương quốc Mộc Lệ trong đêm.

Rock ba lần muốn đến đệ tam quốc Ngọc Long nhưng đều thất bại, cho đến khi ông qua đời, bí ẩn về đệ tam quốc Ngọc Long vẫn chưa được tiết lộ. Vậy khu lánh nạn thời tiền sử này có thực sự tồn tại?

“Đường chân trời đã mất”

Năm 1931, tiểu thuyết gia James Hilton đã dựa trên những ghi chép về chuyến thám hiểm của Rock đăng trên tạp chí “Địa lý Quốc gia”, lấy cảm hứng để sáng tác câu chuyện Shangri-La “Đường chân trời đã mất”.

Từ nổi tiếng “Shangri-La” chính là xuất phát từ cuốn sách này. “Shangri-La” bắt nguồn từ tiếng Phạn “Shambhala” शम्भल. James Hilton đã đổi âm của “Shambhala” thành “Shangri-La” và sử dụng nó trong tiểu thuyết của mình.

Cuốn sách phản ánh một chủ đề, đó là nếu có một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt thế giới, nền văn minh nhân loại có thể chạy đi đâu để lánh nạn? Cuối cùng, cuốn tiểu thuyết đã nói cho mọi người biết câu trả lời mà Rock đã phỏng đoán – dãy núi Hoành Đoạn ở Trung Quốc, nơi có những ngọn núi phủ tuyết và thung lũng sông, chính là Thánh địa tị nạn của nền văn minh nhân loại.

Trên thực tế, các nhà khoa học cũng đã phát hiện, dãy núi Hoành Đoạn cũng là nơi “cung cấp” và “nơi trú ẩn” cho sự đa dạng thực vật ở các địa khu cao và lạnh khác. Thời gian hình thành đa dạng sinh học vùng núi cao nơi đây có thể rất già, cũng có thể rất trẻ, và còn một bí ẩn chưa có lời giải khác đang làm đau đầu giới khoa học. Lẽ nào nói rằng những thực vật thời tiền sử này thật sự là từ đệ nhất quốc và đệ nhị quốc Ngọc Long còn sót lại sao? Không ai biết.

Không chỉ vậy, người ta còn nói rằng còn có một thiên quốc lý tưởng – Shambhala, bắt đầu từ văn minh thời đại đầu, vẫn còn tồn tại. Phật giáo Tây Tạng tín phụng thiên quốc, các Lạt ma làm chủ công nghệ thời tiền sử đã bảo vệ sự ninh tĩnh và cách biệt thế gian của nó.

Chúng tôi cũng đã giới thiệu chi tiết về thiên đường lý tưởng này trước đây, độc giả quan tâm có thể xem tập “Tiên cảnh chỉ cách nhân gian một bước, vì sao mà bỏ cuộc?”, theo truyền thuyết, toàn bộ thiên quốc Shambhala được bảo vệ bởi một kết giới và bị ẩn tàng khỏi thế giới phàm trần. Mặc dù các kinh điển khác nhau có ghi chép rõ ràng về sự tồn tại của đất nước lý tưởng siêu thoát khỏi trần thế này, con người vẫn chưa bao giờ ngừng tìm kiếm nó suốt hàng ngàn năm.

Ngọc Long đệ tam quốc chính là Đạo Thành Á Đinh?

Ngọc Long đệ tam quốc trông như thế nào? Khi đó Rock phải vất vả cả đời mà không thể vào xem, nhưng chúng ta thật may mắn có thể nhìn thấy nó qua màn ảnh.

Đến thời hiện đại, chúng ta chỉ cần đi máy bay là có thể đến Ngọc Long đệ tam quốc, nơi được mệnh danh là thánh địa thời tiền sử ─ hiện là Đạo Thành Á Đinh, một thắng địa thu hút khách du lịch ngày nay. Đạo Thành Á Đinh được bảo vệ bởi ba ngọn núi phủ tuyết là Tiên Nãi Nhật, Ương Mại Dũng và Hạ Nặc Đa Cát. Ba ngọn núi phủ tuyết này giống như ba thiên sứ bảo vệ Đạo Thành Á Đinh.

Đạo Thành Á Đinh, tiên cảnh chốn nhân gian (Ảnh internet)

Khi bước vào Đạo Thành Á Đinh, chúng ta có thể thấy một tiên cảnh ở nhân gian với sinh cơ bừng bừng, với những ngọn núi và khu rừng xanh tươi, những thung lũng sông rực rỡ, những đám mây và sương mù bồng bềnh như tiên cảnh và những ngọn núi phủ tuyết như thiên đường. Trong thung lũng có những hồ nước trân châu màu trắng sữa, những vùng đất ngập nước cao nguyên hiếm có và nhiều loại động thực vật hoang dã quý hiếm. Quý vị có tin rằng đây chính là nơi lánh nạn trong truyền thuyết thời tiền sử không? 

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version