Có một khiếm khuyết di truyền hiếm gặp khiến một vài người khi sinh ra đã có lông tóc mọc khắp cơ thể. Trong trao đổi của chuyên gia di truyền, ông Học Trưởng với tạp chí New Scientist vào năm 2009, không quá 100 trường hợp mắc hội chứng tăng lông tóc, cũng được gọi là “hội chứng người sói”, đã được ghi nhận trong các tài liệu khoa học và báo cáo truyền thông.
Fedor Jeftichew, được biết đến nhiều hơn với cái tên ‘Jojo cậu bé có khuôn mặt chó’, đã mắc hội chứng tăng lông tóc và từng biểu diễn trong một chương trình của Nga, vào khoảng những năm 1880. (Ảnh: Charles Eisenmann)
Người ta phát hiện ra rằng những người mắc hội chứng tăng lông tóc có một đoạn ADN dư thừa, và đoạn ADN này có thể kích hoạt một gen mọc lông tóc ở kế bên. Tiến sĩ Pragna Patel thuộc Đại học Nam California, Mỹ là đồng tác giả một nghiên cứu về nguyên nhân của hội chứng tăng lông tóc được công bố vào năm 2011 trên tạp chí Di truyền học trên Người (American Journal of Human Genetics). Mặc dù bệnh này đã được truy nguồn đến một nhiễm sắc thể xác định trong một gia đình người Mexico, nhưng “khiếm khuyết di truyền căn bản vẫn còn chưa rõ”, báo cáo cho biết.
Một người bị chứng tăng lông tóc (Ảnh: Thư viện y dược quốc gia của Hoa Kỳ, Viện y dược quốc gia)
TS Patel trao đổi với trang Live Science vào năm 2011 như sau: “Trên thực tế, nếu các trình tự xen đoạn kích hoạt một gen có khả năng kích thích tình trạng mọc lông tóc, thì sẽ có thêm hi vọng trong việc điều trị bệnh hói đầu hoặc chứng rậm lông trong tương lai, đặc biết nếu chúng ta có thể tạo ra các loại thuốc hoặc phương tiện khác”.
Một vài người mọc lông tóc ở một khu vực cục bộ, trong khi số khác lại mọc trên khắp cơ thể.
Năm 2010, Supatra “Nat” Susaphan từ Thái Lan đã được tổ chức kỷ lục Guinness công nhận là đứa trẻ rậm lông nhất trên thế giới. Cô bé rất tự hào về bản thân và không hề muốn giấu giếm tình trạng của mình, Guinness ghi nhận. “Nhiều lông tóc khiến em trở nên đặc biệt”, cô bé trao đổi với Guinness.
Nhiều lông tóc khiến em trở nên đặc biệt.
— Supatra Sasuphan
Video ngắn ghi lại cảnh cuộc sống và sinh hoạt thường nhật của cô bé Supatra:
Savita Sambhaji Raut từ Madhavnagar, Ấn Độ, đã sinh hạ đứa con gái thứ tư vào năm 2013, và đứa bé đã mắc phải hội chứng tăng lông tóc. Bà nói với tờ Daily Mail: “Tôi rất hạnh phúc vì cháu còn sống, nhưng tôi cũng cảm thấy buồn… Tôi lo lắng cho tương lai của cháu nhưng Chúa đã quyết định tạo ra chúng ta như vậy”.
Phải chăng hội chứng này là khởi nguồn cho các truyền thuyết về người sói tại nhiều nơi trên thế giới?
Một trong những người sói nổi tiếng nhất là Peter Stubbe (cách đánh vần tên của cậu này không đồng nhất), sống tại Cologne, Đức, vào thế kỷ 16. Truyền thuyết kể rằng có một con sói đã reo rắc sự khiếp đảm cho thị trấn, nên vào một đêm nọ, người dân địa phương đã cùng nhau dồn nó vào chân tường. Nhưng họ phát hiện ra rằng con sói đã biến thành một người mà ai cũng biết: Stubbe. Không có dấu hiệu cho thấy Stubbe mọc lông khắp người. Trong trường hợp này, ý tưởng cho rằng cậu đã từng là một người sói có thể chỉ là một cách suy diễn từ lối sống trụy lạc của cậu ta. Cậu thừa nhận có một cuộc sống bí ẩn với các hành vi tôn thờ Quỷ, loạn luân, giết người và giết hại gia súc địa phương.
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên
Đọc tài liệu gốc tại đây.
Chân Tâm biên dịch
Xem thêm: