Vũ trụ có đầy rẫy những bí ẩn đang thách thức những hiểu biết của chúng ta hiện nay. Trong chuyên mục “Khoa học siêu thường” Đại Kỷ Nguyên thu thập các câu chuyện về những hiện tượng lạ thường để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng nghĩ đến. Chúng có thật hay không? Bạn là người quyết định.
Khoa học thường phủ nhận những gì chưa thể tiếp cận, cho tới khi công nghệ hoặc một phát minh đột phá tạo nên bước ngoặt. Trước khi xuất hiện máy chụp cộng hưởng từ MRI, nếu ai đó nói rằng họ có thể nếm vải (vóc) hay nghe được màu sắc của các từ phát âm (hiện tượng cảm giác kèm: các giác quan được pha trộn với nhau), trong thời xưa người ta sẽ cho rằng đây là lối nói ẩn dụ, giống như cách nói “tôi cảm thấy đen quá hôm nay.” Nhưng đây không phải là phép ẩn dụ, ảnh quét thần kinh cho thấy não bộ của những người trong trạng thái cảm giác kèm sẽ lóe sáng tương ứng với sự trùng lặp giác quan mà họ kể.
Hội chứng mệt mỏi kinh niên (Chronic fatigue syndrome) cũng đã trải qua một quá trình chuyển biến tương tự, chỉ là trong một khoảng thời gian lâu hơn. Bị chế nhạo là “chứng cúm yuppie” vào thập niên 80 và 90, người ta từng nhìn nhận đây là triệu chứng của những phụ nữ da trắng quá cầu kỳ thuộc tầng lớp trung-thượng lưu (Khoảng 100 năm trước, loại bệnh này được xem là chứng suy nhược thần kinh).
Nhưng vào năm 2006, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã xác nhận rằng hội chứng này không chỉ là một tình trạng sinh lý có thực, mà còn có tính di truyền. Những cá nhân bị mắc phải thường có một bộ 12 gien di truyền phụ trách xử lý stress đã bị thay đổi. Trên phương diện nuôi dưỡng (nurture), các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng hội chứng này càng nặng thì người ta càng chịu nhiều tác nhân gây stress trong đời. Để củng cố giả thuyết này, một nghiên cứu độc lập đã đưa ra các bằng chứng đáng tin cậy rằng các tổn thương thời thơ ấu—đặc biệt là bị lạm dụng tình dục hay và bị đánh đập—sẽ tăng khả năng mắc hội chứng này trong tương lai từ 4 đến 8 lần. Một chuyên gia dich tễ học ở Thụy Điển đã phát hiện rằng mức độ stress cao—thậm chí xảy ra từ cả thập kỷ trước— sẽ tăng khả năng mắc hội chứng này đến 64%.
Rõ ràng những người mắc hội chứng này không chỉ đơn giản là những người giả ốm hoặc luôn lo sợ bị bệnh. Hóa ra não bộ và cơ thể họ lại rất khác biệt so với người khác khi đối mặt với các trường hợp stress cực độ. Phải chăng các cảm nhận về ma cũng có một logic tương tự?
Phải chăng các cảm nhận về ma cũng có một logic tương tự?
Hãy xem xét những bước đột phá lớn của y học trong những năm gần đây, từ đó giúp làm sáng tỏ các triệu chứng có liên quan với khả năng nhận thức siêu thường, như: chứng đau nửa đầu, viêm đại tràng co thắt, và chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Càng xem xét kĩ những tình trạng này, thì càng cho thấy các cảm xúc mãnh liệt ảnh hưởng lâu dài và rõ rệt lên các cơ quan nội tạng của con người. Một lĩnh vực khoa học đang phát triển gọi là psychoneuroimmunology nhằm nghiên cứutác động của cảm xúc lên sự tương tác giữa hệ thần kinh, hệ nội tiết, và hệ miễn dịch.
Nhưng chỉ mới gần đây yếu tố cảm xúc mới trở thành đối tượng được tập trung nghiên cứu. Trong hàng thế kỷ qua, không có cách để giám sát hoặc đo lường các loại cảm xúc, nên khoa học đã phớt lờ. Hiện nay tất cả đã thay đổi.
Nhưng chỉ mới gần đây yếu tố cảm xúc mới trở thành đối tượng được tập trung nghiên cứu. Trong hàng thế kỷ qua, không có cách để giám sát hoặc đo lường các loại cảm xúc, nên khoa học đã phớt lờ. Hiện nay tất cả đã thay đổi.
Chúng ta không biết về những thứ chúng ta không biết, câu nói này đúng. Nói theo cách của Bertrand Russell, chúng ta không nên “tin tưởng” hay “không tin tưởng,” mà nên đặt sang một bên các thiên hướng nhìn nhận để đi tìm chân lý. Nhà vật lý học John Wheeler đã từng nói, “Trong tất cả các lĩnh vực, hãy chọn điều kỳ quái nhất và nghiên cứu nó.”
Đó là bởi vì thành quả đạt được trong những trường hợp như vậy sẽ là to lớn nhất. Nhưng để giải mã bí ẩn của các nhà ngoại cảm, trước hết chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc những điều họ báo cáo. Không phải là dễ làm bởi vì bản chất của con người: nếu chúng ta không tự mình trải nghiệm, thì chúng ta thường không muốn tin. Nietzsche đã nói: “Người không nghe thấy tiếng nhạc sẽ nghĩ những người đang nhảy múa bị thần kinh.” Tương tự, nếu bạn cảm thấy “điệu nhảy” của những người cực kỳ nhạy cảm kia là kỳ quặc, thì sẽ rất khó nhìn nhận họ.
Hơn nữa, James Alcock – nhà tâm lý học tại trường Đại học York ở Canada, đã nói “Chính nghiên cứu về những hiện tượng dị thường đã thúc đẩy khoa học tiến bộ. Qua các niên đại, người ta đã báo cáo các trải nghiệm kỳ lạ và đáng tin cậy, từ đó cung cấp một lĩnh vực nghiên cứu thú vị và quan trọng. Chúng ta chỉ có thể biết thêm về sự vận hành của cơ thể, và mở rộng các giả thuyết về nhận thức, bằng cách tìm hiểu nguyên nhân của những trải nghiệm như vậy.”
XEM THÊM: Sự phức tạp và mãnh liệt trong cảm xúc của những đứa trẻ thiên tài
Đó là lý do nhận thức của những người cực kỳ nhạy cảm lại quan trọng đến vậy. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ họ—như về lĩnh vực tiềm ý thức, về cảm xúc, về vai trò của tự nhiên và nuôi dưỡng, về các mối liên kết giữa con người, và có thể cả về tâm linh và vị trí của con người trong vạn vật. Thời điểm đã đến. Như một độc giả đã viết cho biên tập viên tờ Newsweek rằng: “Tôi là một nhà ngoại cảm… Đó không phải là điều tôi tìm kiếm. Tôi đã đè nén và phủ nhận nó… và đã tranh cãi về nó rất nhiều lần, nhưng chỉ với bản thân tôi… Tôi tin rằng nhiều nhà ngoại cảm đang im lặng trong nền văn hóa của chúng ta, đang bị chế nhạo và hoang mang, thiếu các nguồn thông tin rộng rãi và đang chờ đợi để được bước ra ánh sáng.”
Có lẽ những người đặc biệt nhạy cảm như vậy đã kể về cảm giác bị ma ám ở một số địa điểm, một cách tự nhiên và thường xuyên hơn những người còn lại. Có lẽ toàn bộ vấn đề không nên được bỏ sang một bên hoặc nhìn nhận như thứ gì đó huyền bí. Vấn đề này “nên được bước ra ánh sáng” thẳng thắn của khoa học.
Tác giả Michael Jawer. Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).