Đại Kỷ Nguyên

Phải chăng con người đã sống cùng thời với khủng long? Sừng khủng long 33.500 năm tuổi

Sừng khủng long 3 sừng (Ảnh: Ancient Origin)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Một chiếc sừng của khủng long ba sừng được phát hiện ở hạt Dawson, Mont., có niên đại khoảng 33.500 năm tuổi. Điều này thách thức quan điểm cho rằng khủng long tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước.

Phát hiện này cho thấy rằng người tiền sử có thể đã đi dạo trên Trái Đất cùng với các loài bò sát đáng sợ này cách đây hàng nghìn năm. Chiếc sừng của loài khủng long ba sừng đã được khai quật vào tháng 5/2012 và được lưu giữ tại Bảo tàng Hóa thạch và Khủng long Glendive.

Từ năm 2005, bảo tàng này đã hợp tác với Nhóm Khảo cổ học Paleochronology, một nhóm chuyên gia tư vấn về địa chất, khảo cổ học, hóa học, kỹ thuật và giáo dục, và đã gửi một mẫu vỏ ngoài của chiếc sừng đến người đứng đầu của nhóm là Hugh Miller để xác định niên đại dựa trên phương pháp carbon C14.

Miller đã gửi mẫu đến Trung tâm ứng dụng nghiên cứu đồng vị của trường Đại học Georgia. Tại phòng thí nghiệm, mẫu này được chia thành hai miếng nhỏ với một “hợp chất” hoặc các sản phẩm collagen bị phân rã, và mẫu cacbonat (một hợp chất hóa học là thành phần chính của sừng).

Mẫu “hợp chất” được xác định niên đại trong khoảng 33.570 ± 120 năm tuổi và mẫu cacbonat được xác định niên đại khoảng 41.010 ± 220 năm [UGAMS-11752 & 11752a]. Ông Miller nói với Ancient Origins rằng nên sử dụng thử carbon C14 trên một vài mẫu xương nhằm giảm thiểu lỗi – ông đã yêu cầu điều này, và các mẫu xương của 10 con khủng long khác cũng tuân theo thử nghiệm nhiều lần như vậy để đạt được độ chính xác ở con số nghìn năm.

Triceratops, tên của loài khủng long 3 sừng, một chi của loài khủng long ăn cỏ thuộc họ Ceratopsid được cho là xuất hiện lần đầu tiên trong giai đoạn đoạn cuối Maastrichtian của kỷ Phấn trắng, vào khoảng 68 triệu năm trước tại Bắc Mỹ ngày nay. Loài khủng long này đã tuyệt chủng vào Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng-Paleogen 66 triệu năm trước.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc nhóm Khảo cổ học Paleochronology chuyên nghiên cứu các mẫu vật “dị thường“ bằng thử nghiệm cacbon C14, lại cho rằng các khủng long đã không bị tiêu diệt hàng triệu năm trước. Phương pháp đo cacbon C14 đã cho thấy rằng nhiều mẫu xương khủng long đã tồn tại gần đây vào khoảng 23.000 năm trước.


Tái tạo chi tiết diện mạo của khủng long ba sừng (Ảnh: Nobu Tamura/Wikimedia Commons)

Cho đến tận gần đây, phương pháp xác định niên đại C14 vẫn chưa bao giờ được sử dụng để xác định niên đại xương của khủng long, vì phân tích này chỉ đáng tin cậy khi mẫu thử nghiệm nằm trong khoảng 55.000 năm trở lại. Mà người ta cho rằng khủng long đã bị tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm, nên các nhà khoa học chưa bao giờ xem phương pháp này là đáng thử nghiệm. Con số 65 triệu năm này dựa trên việc xác định niên đại phóng xạ của các lớp núi lửa ở trên hoặc dưới hóa thạch, một phương pháp mà Nhóm Khảo cổ học Paleochronology cho là có “vấn đề nghiêm trọng và phải đặt ra nhiều giả định tổng hợp”.

“Nhiều năm trước đây các nhà khảo cổ không chỉ bỏ qua việc xác định tuổi xương khủng long bằng phương pháp C14 mà còn phủ định nó. Nhưng thông thường, một nhà khoa học giỏi sẽ tò mò về độ tuổi của xương hóa thạch”, ông Miller trao đổi với Ancient Origins trong một email.

Các kết quả của việc phân tích sừng của khủng long ba sừng không phải là duy nhất. Theo ông Miller, nhiều cuộc thử nghiệm C-14 hiện nay đã được thực hiện để xác định tuổi của xương khủng long, và đáng ngạc nhiên, tất cả kết quả đều cho ra niên đại tuổi của các mẫu thử là hàng nghìn năm chứ không phải là hàng triệu năm.


Nhiều cuộc thử nghiệm C-14 hiện nay đã được thực hiện để xác định tuổi của xương khủng long, và đáng ngạc nhiên, tất cả kết quả đều cho ra niên đại tuổi của các mẫu thử là hàng nghìn năm chứ không phải là hàng triệu năm.

“Tôi đã thành lập Nhóm Khảo cổ học Paleochronology vào năm 2003 để lấp đầy khoảng trống với gỗ hóa thạch và xương khủng long, khi tôi rất tò mò xác định niên đại của chúng bằng C-14. Bởi vậy, chúng tôi đã sử dụng C-14 để giải đáp bí ẩn tại sao mô mềm và các hình ảnh cổ về khủng long lại tồn tại trên toàn thế giới. Mô hình dự đoán xương khủng long C-14 của chúng tôi sẽ có ý nghĩa và thực sự chúng có độ tuổi trong khoảng từ 22.000 đến 39.000 năm BP”, Miller nói thêm. (Năm BP để chỉ niên đại tính từ năm 1950 – cột mốc thời gian trong phương pháp đo đồng vị cacbon).

Nhiều nhà nghiên cứu độc lập từ lâu đã tranh luận rằng có bằng chứng cho thấy người và khủng long đã đi lại trên Trái đất cùng với nhau, chẳng hạn như hàng trăm tác phẩm nghệ thuật và hiện vật cổ xưa đã xuất hiện để miêu tả các loài khủng long rất lâu trước khi khoa học hiện đại lắp ghép các hóa thạch khủng long và phân tích để tái tạo diện mạo của chúng.


Phía trái trên cùng: khắc nổi tại Angkor Wat, Campuchia (1186 A.D). Phía trên bên phải: dệt từ Nazca , Peru (700 SCN). Phía dưới: Tapestry ở Chateau de Blois (1500 A.D)

Tuy nhiên, một phát hiện mô mềm trên hóa thạch khủng long còn đáng kinh ngạc hơn nữa. Trong ấn bản tạp chí Science tháng 3/2005, Mary Schweiter và nhóm của bà đã công bố phát hiện mô mềm trong xương chân một con khủng long Bạo chúa 68 triệu năm tuổi, ở Hell Creek Formation, Montana. Đây là một khám phá gây tranh cãi, vì các nhà khoa học cho rằng mô mềm sẽ phân hủy trong chưa đầy 1 triệu năm, ngay cả ở tình trạng bảo quản tốt nhất.

Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu độc lập đã tranh cãi rằng khủng long đã sống cùng thời với con người, vì hàng trăm tranh vẽ và cổ vật đã mô tả hình ảnh của khủng long.

Sau khi khôi phục, các mô đã được phục hồi độ ẩm và thử nghiệm cho thấy bằng chứng về cấu trúc nguyên vẹn như mạch máu, xương và mô liên kết.

Gần đây hơn, trên tạp chí Acta Histochemica, Mark Armitage và Kevin Anderson đã công bố các kết quả của một phân tích hiển vi của mô mềm từ sừng của khủng long ba sừng. Ông Armitage, một người theo thuyết sáng tạo, tuyên bố rằng việc bảo tồn các tế bào là bất khả thi về mặt khoa học nếu khủng long thực sự đi lại trên Trái đất hơn 66 triệu năm trước.

Trên cơ sở này, ông đã mở một cuộc thảo luận với các đồng nghiệp và sinh viên về ý nghĩa của việc phát hiện rằng quan điểm thuyết sáng tạo là đúng và khủng long đã tồn tại lâu hơn rất nhiều so với quan điểm khoa học chính thống vốn được bảo lưu lâu nay. Vì điều này mà ông đã bị sa thải khỏi trường Đại học California. (thuyết sáng tạo: cho rằng sự sống được tạo ra, nó đối lập với thuyết tiến hóa)

Tuy rằng Nhóm Khảo cổ học nói đây không phải là “tín ngưỡng hay tôn giáo đặc biệt nào”, nhưng chắc chắn trong nhóm có những người tin vào thuyết sáng tạo, và các nhà phê bình có thể lập luận rằng niềm tin làm sai lệch kết quả của họ. Tuy nhiên, nhóm Khảo cổ đã kêu gọi tất cả các nhà khoa học nên nhân rộng các kết quả của họ bằng cách thực hiện nghiêm ngặt thử nghiệm C-14 trên bất kỳ mẫu khủng long nào.

“Mỗi mẫu được thử nghiệm đã mang lại kết quả thử nghiệm Carbon-14 chính xác, bằng cách kiểm tra chéo kĩ lưỡng niên đại trong collagen xương, thành phần hữu cơ và trong cacbonat từ bioapatit (thành phần chính của xương đã hóa thạch) theo đơn vị AMS và đã cho kết quả tương đồng. Do vậy, hầu hết nếu không muốn nói là tất cả xương khủng long chưa hóa thạch hoặc đã hóa thạch trong bảo tàng và các bộ sưu tập tại các trường đại học sẽ cho kết quả tương tự”, ông Miller nói. “Vì vậy chúng tôi kêu gọi tất cả những người phụ trách các bộ sưu tập xem liệu họ có thể nhân bản các kết quả của chúng tôi hay không. Những tác động này sẽ là rất to lớn”.

Xem thêm: 

Cho đến nay thách thức này vẫn bị từ chối, và các nỗ lực trước đó để công bố kết quả thử nghiệm sử dụng C14 đã nhiều lần bị ngăn chặn. Dữ liệu thô không một lời giải thích đã bị từ chối trình bày trong các biên bản hội nghị ở Hội nghị Khảo cổ ở Bắc Mỹ năm 2009, Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ năm 2011 và 2012, và bởi các biên tập viên của các tạp chí khoa học khác nhau.

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đồng vị tại Đại học Georgia đã tiến hành thử nghiệm phương pháp C-14 “mù” trên xương khủng long mà không biết chúng là gì. Tuy nhiên, họ đã từ chối tiến hành thêm các thử nghiệm C-14 sau khi phát hiện rằng họ đang thử nghiệm xương khủng long.

Xương đầu khủng long 3 sừng (Ảnh: shutterstock)

Nhà cổ sinh vật học Jack Horner, người phụ trách tại Bảo tàng của Rockies, trường Đại học bang Montana, là người đã khai quật khủng long bạo chúa – trên xương vẫn giữ các mô mềm. Ông thậm chí từ chối đề nghị trợ cấp 23.000 đô-la để thực hiện thử nghiệm C-14 trên xương của khủng long đó.

“Công chúng nên được biết về các phát hiện mô mềm, C-14 trên xương khủng long, và những hình vẽ cổ về khủng long trên toàn thế giới. Những phát hiện mới cho thấy niềm tin hiện nay về niên đại của khủng long là đã lỗi thời”, ông Miller nói. “Khoa học chú trọng về bằng chứng và nói lên sự thật”.

Tuy có một khả năng rằng các kết quả thử nghiệm C-14 là do nhiễm bẩn hoặc lỗi (mặc dù những kết quả đã được nhân rộng và quy trình tiền xử lý nghiêm ngặt đã được thực hiện bởi Đại học Georgia), hoặc có lẽ là do một số yếu tố khác hiện chưa được khoa học biết tới, nhưng chúng ta hoàn toàn được phép mong đợi các nhà khoa học nhân rộng các kết quả thử nghiệm đột phá như vậy.

Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây.
April Holloway, Ancient Origins
Biên dịch: Ánh Sao

Xem thêm:

Exit mobile version