Đại Kỷ Nguyên

Phật Di Lặc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người?

Phật Di Lặc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người?

Trong Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

Phật là gì? Từ “Phật” trong Phật giáo thường dùng để chỉ một nhân vật có thật trong lịch sử, một đấng toàn năng đã truyền bá các Pháp lý của mình ở Ấn Độ tên là Tất Đạt Đa. Những giáo lý của Ngài chính là nền tảng khai sinh ra Phật giáo hiện nay.

Chữ Phật (Buddha) được phiên âm thành “Phù Đồ” (浮屠) hay “Phật Đà” (佛陀) là tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ. Trong quá trình Phật giáo lưu truyền về sau, người ta đã lược bớt đi chữ “Đà” và gọi Đức Thích Ca Mâu Ni là “Phật”. Do đó, ý nghĩa chân chính của chữ “Phật” chính là Giác Giả, là người đã giác ngộ, người đã thông qua tu hành mà giác ngộ. Danh từ “Chúa” ở phương Tây và “Phật” ở phương Đông là dùng để chỉ người đã giác ngộ.

Mỗi thời kỳ của lịch sử sẽ xuất hiện những vị Phật, vị Thánh Nhân xuống thế gian truyền, thuyết giảng rộng Pháp Lý cứu độ chúng sinh. Trong thời kỳ văn minh của nhân loại lần này, quá khứ khoảng hơn 2500 năm trước trên thế gian đã lần lượt xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus và những Thánh Nhân như Lão Tử, Khổng Tử…truyền dạy đạo lý cho con người và cứu độ chúng sinh. Tương lai Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân vào thời kỳ mạt pháp, thời kỳ mà đạo đức con người đã trở nên bại hoại và không còn tâm pháp để câu thúc bản thân.

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ, ngoại trừ trường hợp Di Lặc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh.

Chùa Labrang ở Cam Túc, Trung Quốc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân. Ảnh: secretchina.com

Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người?

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lặc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

Theo nghiên cứu của Đại học Phục Đán Thượng Hải, vào khoảng năm 1.000 TCN, trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, có một thứ tín ngưỡng thịnh hành về Cứu Thế Chủ của tương lai, và Messiah trong Đạo của Chúa Jesus chính là một loại tín ngưỡng có tính đại biểu nhất. Thực ra loại tín ngưỡng này đã có mặt ngay trong kinh Cựu Ước. Tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ, theo xác nhận của giới học thuật, là có tương quan mật thiết với tín ngưỡng Cứu Thế Chủ trên phạm vi toàn thế giới; do vậy xét về ảnh hưởng, tín ngưỡng Di Lặc của Ấn Độ chính là một bộ phận hợp thành của tín ngưỡng Cứu Thế Chủ. Nếu dùng ngôn ngữ đơn giản nhất mà diễn đạt, thì Di Lặc chính là Vị lai Phật, là Cứu Thế Chủ tương lai. Nguồn gốc ở Ấn Độ và phạm vi lưu truyền rộng lớn thời cổ đại của tín ngưỡng này chính là một bộ phận của tín ngưỡng vào Messiah.

Hai chữ “Di Lặc” (弥勒) trong tiếng Hán từ đâu mà đến? Thực ra, điều này liên quan đến một trong những bí mật lớn nhất của văn minh nhân loại lần này.

Theo khảo cứu từ «Quý Tiện Lâm văn tập», quyển thứ 12 “Mai Lợi Da và Di Lặc”, thì đa số nguyên bản Kinh Phật thời kỳ đầu đều là “Hồ bản”, tức dùng văn tự của ngôn ngữ Trung Á và Tân Cương cổ đại để viết, chứ không phải là chữ Phạn của Ấn Độ. Do đó, hai chữ “Di Lặc” rất có thể đến từ thứ tiếng Tocharian của Tân Cương, là dịch âm trực tiếp từ chữ “Metrak” hoặc “Maitrak”; chữ này rất có quan hệ với chữ “maitri” (từ bi, từ ái) trong tiếng Phạn, do đó “Di Lặc” dịch ý thì chính là “Từ Thị” (người có lòng từ). Vì vậy, ngay từ thời hậu Hán và Tam Quốc ở Trung Quốc, trong một lượng lớn tư liệu Phật điển dịch tiếng Hán đều xuất hiện đồng thời “Di Lặc” và “Từ Thị” (Bồ Tát).

Nếu quả thực như vậy, khái niệm Di Lặc xét về thời gian và bề rộng thì vượt khỏi phạm trù Phật giáo. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng sớm nhất của dân chúng không phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng không phải là A Di Đà Phật, mà là Di Lặc Bồ Tát. Người ta phát hiện rằng, tín ngưỡng Di Lặc ngay từ đầu đã là đúc kết tinh hoa văn hóa của toàn bộ nền văn minh thế giới, chứ không chỉ hạn cuộc trong Phật giáo, ngoại trừ khái niệm về Bồ Tát ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa nhân loại.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

Chùa Labrang ở Cam Túc là một trong những ngôi chùa chính của Phật giáo Tây Tạng. Trong chùa Labrang là một tượng đồng mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng của Đại Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, ám chỉ Phật Di Lặc rời khỏi ngai mang Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân. Ảnh: beforeitsnews.com

Tạo hình tượng Phật trong chùa Labrang ở Cam Túc ẩn chứa huyền cơ

Theo Kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống từ tầng tối cao vào thời mạt thế, còn Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống Pháp giới (nhân gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), do đó Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với các đệ tử của Ngài rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng được gọi là Di Lặc.

Từ bi, chói sáng, hy vọng là nội hàm tinh thần của Phật Di Lặc tương lai. Trong chùa Labrang (Lạp Bặc Lăng) thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc, Trung Quốc có một vài bức tượng tiết lộ huyền cơ về Phật Di Lặc hạ thế độ nhân.

Chùa Labrang được xây vào những năm Khang Hy của triều Thanh (năm 1709), là một trong lục đại tông chủ của Cách Lỗ phái (Hoàng giáo) trong Phật giáo Tây Tạng. Nguyên tên của chùa Lạp Bặc Lăng rất dài, gọi tắt là chùa Trát Tây Kỳ, ý tiếng Hán là “chùa Cát Tường”.

Bởi vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa huyền cơ, đặc biệt tạo tượng lưỡng tôn Di Lặc Đại Phật trong chùa có ý vị rất thâm thúy.

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt-ma hướng dẫn khách du lịch khi được hỏi về tư thế tay của Phật thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Nghe nói nguyên danh Trát Tây Kỳ của chùa Labrang (ý Cát Tường) chính là có hàm nghĩa Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện thờ cúng Đại Phật Di Lặc là một tượng đồng mạ vàng từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy.

Theo giải thích của vị Lạt-ma hướng dẫn khách tham quan thì: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”. Không khó để phát hiện, cách tạo tượng đột nhiên hiện rõ Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) với tầng thứ cực cao, Pháp lực cực lớn, mang theo từ bi hồng đại tới cứu độ toàn nhân loại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong ngôi chùa này, điện đường thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Tiểu Kim Ngõa Điện, còn Di Lặc Phật Điện được gọi là Đại Kim Ngõa Điện.

Thần tại cõi người

Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc, sau đó người ta có thể nhìn thấy Cứu Thế Chủ Messiah.

Sau khi đại chiến thế giới thứ II kết thúc, người Israel sau khi trải qua mấy nghìn năm lưu lạc trên thế giới cuối cùng đã phục quốc. Ngày 13 tháng 5 năm 1948, trong đại hội Do Thái, Jerusalem đã tuyên bố bản tuyên ngôn về “Israel phục quốc”. Tuy xã hội chủ lưu Tây phương là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, v.v. nhưng Israel là Do Thái giáo, bởi vậy nhằm khống chế Jerusalem (một điều kiện để Thần trở lại), trong hơn nửa thế kỷ qua, xã hội chủ lưu Tây phương đã một mực duy trì giúp đỡ Israel. Về điểm này, họ đã hoàn toàn gác sang một bên sự phân tranh tôn giáo trong lịch sử.

Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lặc tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

Hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ tại tiểu bang Maryland ở Mỹ, năm 2011. Ảnh: John Yu

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kể từ năm 1992, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở. Chúng ta có thể tìm thấy trên mạng và chiêm ngưỡng phong thái cao quý thánh khiết của loài hoa này. Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo, có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn sinh cơ bừng bừng. Từ xưa tới nay chưa gặp bao giờ, nay các nhà thực vật học đã tận mắt chứng kiến. Năm nay (2011), theo Phật ký là năm 3038, hoa Ưu Đàm Bà La đã thịnh khai tại các nơi trên thế giới, thực đúng là thiên thượng ban tặng.

Cách tạo tượng dân gian và dự ngôn hiển rõ thiên cơ

Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật cười ngạo nghễ, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lặc”. Thế nhưng “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ là “Lý”. Truyền thuyết và cách tạo tượng Di Lặc thập bát tử này đã lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” (“Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李)), thuộc Thỏ, tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc tam bát cấp (vĩ tuyến 38 độ Bắc phân chia Nam-Bắc Triều Tiên), Tam Thần sơn hạ (dưới chân núi Tam Thần sơn, tức Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Trường Bạch)… Vị Thánh nhân này là “vương trung chi Vương” (Vua của các vua) trên thiên thượng, tức Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ phàm nhân gian gọi là Di Lặc Phật.

Lưu Bá Ôn cũng từng tiên tri trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ» rằng: “Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đến trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”. Nghĩa là Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển sinh đến “trung thiên Trung Quốc” vào năm Thỏ, cụ thể là giáng sinh tại vị trí “mắt Gà Vàng” (Kim Kê mục) trên bản đồ Trung Quốc (chỉ tỉnh Cát Lâm), lấy “Mộc Tử” (Lý) làm họ.

Ngày 13 tháng 5 năm 1951, tức ngày mùng 8 tháng Tư theo Nông lịch, người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí đản sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, thuộc Thỏ, ngày này chính là “Lễ Phật đản” trong Phật giáo. Đồng thời ngày này cũng chính là ngày thứ 50 tính từ Lễ Phục Sinh năm 1951, gần như là “Lễ Thánh Linh giáng lâm” trong Cơ Đốc giáo. Tới đây, một số người thông hiểu thiên cơ đã biết được vì sao “Lễ Phục Sinh”, một ngày lễ trọng yếu của tôn giáo Tây phương lại được gọi là “Easter”, tức “người phương Đông”. Đồng thời, cũng hiểu vì sao người ta vẫn duy trì tập tục cổ xưa là Thỏ Phục Sinh (Thánh nhân thuộc Thỏ) và trứng Phục Sinh (có quan hệ với Kim Kê Trung Quốc) để kỷ niệm hoạt động này. Vào Lễ Giáng Sinh ở phương Tây, nhà nào cũng chuẩn bị và trang trí một cây thông Noel (thuộc Mộc), còn ám chỉ Thần ý huyền diệu khiến người ta kinh ngạc hơn nữa.

Nostradamus người Pháp trong tác phẩm «Các Thế Kỷ» đã tiên tri chính xác rất nhiều nhân vật và sự kiện trọng đại phát sinh tại các nơi trên thế giới mấy trăm năm qua, trong đó Các Thế Kỷ II, Khổ 29 đã dự ngôn minh xác về Cứu Thế Chủ cứu độ chúng sinh tại nhân loại vào thời mạt thế.

Các Thế Kỷ II, Khổ 29

Người phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp:
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.

Bài thơ này chính là tiên tri người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, sau khi kết thúc truyền Pháp tại Trung Quốc Đại Lục sẽ sang Tây phương và truyền Pháp tại rất nhiều quốc gia Tây phương, khiến Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền toàn thế giới. Trong Các Thế Kỷ X, Khổ 75, Nostradamus cũng đề cập đến “Thần Hermes vĩ đại” để hình dung người sáng lập Pháp Luân Công hồng truyền Đại Pháp chính là giảng và truyền Đạo vũ trụ của Thần Phật cho nhân loại. Mà “Thần Hermes vĩ đại” có một cây thần trượng, dùng để đánh thức người đời, do đó câu thứ tư bài thơ trên mới nói “Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài”. Khi Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, mỗi cá nhân trên thế giới đều bị đánh động, và thái độ của họ đối với Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của chính họ.

Theo Kinh Phật ghi lại, Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Đức Phật, có 32 tướng, 7 bảo; Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp, cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới. Bất kể theo Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, chỉ cần khoan dung với mọi người, thì đều có thể có duyên gặp Chuyển Luân Thánh Vương. Thế nhưng việc tốt hay gặp trắc trở, Thần đến thật rồi, mà con người vẫn nghi hoặc không tin.

Thế nhân trong mê bất tỉnh

Theo tục truyền, Bố Đại hòa thượng là hóa thân thế tục của Phật Di Lặc. Vào ngày 2 tháng 3 năm Trinh Minh thứ 2 triều Hậu Lương (năm 916 SCN), trước khi tạ thế, ông lưu lại bài kệ khắc trên bia đá trong chùa Nhạc Lâm như sau: “Di Lặc chân Di Lặc, Phân thân thiên bách ức, Thời thời thị thời nhân, Thời nhân tự bất thức” (Di Lặc ấy là Di Lặc thật, Phân thân hàng trăm nghìn vạn, Lúc nào cũng thị hiện người đời, Chỉ bởi người không tự biết).

Bài kệ trước khi viên tịch của Bố Đại hòa thượng đã nói với người đời rằng, khi Phật Di Lặc tương lai hạ thế độ nhân, bất chấp chân tướng không ngừng triển hiện, thế nhân vẫn không thể đối diện với hiện thực.

“Phúc âm John” trong Kinh Thánh viết (1:10-11): “Ngài đã vào thế gian, thế gian đã được tạo nên bởi Ngài, nhưng thế gian chẳng nhận biết Ngài. Ngài đã đến với dân Ngài, nhưng dân Ngài không tin nhận Ngài”. Kinh Thánh còn nói khi Cứu Thế Chủ giáng thế cứu người, ánh sáng của Ngài sẽ chiếu rọi thế giới trong nháy mắt, tựa như tia chớp từ trời tỏa sáng không trung. Thế nhưng người đời không nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, lại để Ngài phải chịu khổ không ít, thậm chí còn bị thế nhân không rõ chân tướng gièm pha.

Trong «Các Thế Kỷ» có một bài thơ nổi tiếng minh xác về thời gian, đó là Các Thế Kỷ X, Khổ 72 tiên tri về đại sự kiện:

Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Ngày 20 tháng 7 xác thực là một ngày đặc thù, được «Các Thế Kỷ» tiên tri là Giang Trạch Dân, kẻ chống Chúa, sẽ phát động cuộc đàn áp toàn diện đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc đàn áp gây bao đổ máu, phỉ báng lừa dối, tạo ma nạn tại Trung Nguyên, mê hoặc thế nhân khiến họ phạm tội. Đây chính là trận đại chiến Chính-tà tối hậu Armageddon giữa Chiên Con và thú mà “Khải Huyền” nhắc tới, đến nay đã 12 năm. Đối diện với ma nạn, vô số Thánh đồ đã kiên nhẫn giảng rõ sự thật để thực hiện sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên chống lại Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, đã rơi vào vũng bùn trong cuộc đọ sức Chính-tà này. Câu sấm “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Năm 99 thành sai lầm lớn) của dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường đã trở thành sự thực.

Xem thêm: Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Cuối cùng hướng về Thần

Kinh «Trường A Hàm», quyển 18 viết: “Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế… thời các tiểu vương tại Đông phương thấy Đại Vương, đều dâng châu báu quy thuận. Ngoài ba phương Nam, Tây, Bắc đều như vậy”.

“Khải Huyền” của Kinh Thánh viết (7:9-10): “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế. Họ cùng nhau cất tiếng hô vang rằng, ‘Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và thuộc về Chiên Con’.”

Cho dù phải trải qua bao nhiêu ma nạn, cuối cùng con người cũng đều hướng về Thần; những người này đến từ các phương, các nước, các dân tộc. Kinh Phật và Kinh Thánh đều nhất trí khi miêu tả điểm này.

Tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại

Sau khi Cứu Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh, nhân gian sẽ nghênh đón tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại.

Kinh «Di Lặc Hạ Sinh» viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, vô phạt vô tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối sinh y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc.”

“Isaiah” của Kinh Thánh viết (65:19-20): “Tiếng than khóc sẽ không còn nghe trong thành ấy; Tiếng khóc than sẽ vĩnh viễn không còn. Trong thành ấy trẻ thơ sẽ không chết yểu; Không người già nào không hưởng trọn tuổi thọ của mình; Vì ai trăm tuổi mà qua đời sẽ bị xem là chết yểu; Người chưa được bách niên mà phải lìa đời sẽ bị xem là bị nguyền rủa”. “Isaiah” (65:23-25): “Chúng sẽ không lao động một cách luống công; Chúng sinh con ra chẳng phải để chuốc lấy âu sầu, Vì con cháu chúng sẽ là dòng dõi của những người được CHÚA ban phước, Và dòng dõi của chúng tiếp theo chúng nữa. … Chúng sẽ không gây tổn hại hay phá hoại trong khắp núi thánh của Ta,’ CHÚA phán vậy”. “Khải Huyền” của Kinh Thánh cũng miêu tả tân Thiên, tân Địa như sau (22:2): “Giữa quảng trường của thành, nơi rẽ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân”.

Bởi vậy, sau khi trải qua trận đại chiến Chính-tà này, những người có đạo nghĩa, duy hộ Phật Pháp sẽ được lưu lại và có phúc. Họ sẽ trường thọ an lạc, vô phạt vô tai, hoa quả sung túc, mỹ vị phong phú, chung sống hòa thuận, không tranh không đấu, nhân loại từ đó tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

Theo Pure Insight
Quý Khải

Exit mobile version