Trong tháng 3 vừa qua, Trung tâm Trực giác Ứng dụng (Center for Applied Intuition – CAI) vừa tuyên bố phát hành một báo cáo đầy đủ về kết quả sau bốn thập kỷ nghiên cứu về lĩnh vực trực giác con người và tiềm năng ứng dụng nó trên thực tế.
Người đứng đầu CAI là TS William H. Kautz, người có kinh nghiệm trong một loạt các lĩnh vực khoa học và làm việc cho Viện Nghiên cứu Quốc tế Stanford (Stanford Research Institute (SRI) International) trong 34 năm. TS Kautz đã bắt đầu xác định những người có trực giác bén nhạy, dù rằng ông nói rằng năng lực trực giác tồn tại trong mỗi người chúng ta.
Ông và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triển được một phương pháp truy vấn có thể giúp thu thập các câu trả lời rõ ràng từ trực giác về các đối tượng họ thường không quen thuộc. Họ đã được yêu cầu giải quyết các vấn đề trong khoa học, kinh doanh, và các vụ việc cá nhân.
Lấy ví dụ, điều gì gây nên chứng rối loạn lưỡng cực?
Vào đầu những năm 1980, các nhà tâm lý học biết rằng đây là một vấn đề phổ biến, nhưng họ thiếu dữ liệu để xác định các hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng nhất.
TS Kautz và bác sĩ, TS Paul Grof, đã phỏng vấn sáu người có trực giác nhạy bén và không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học hay y học. Những câu trả lời của họ có một số điểm chung. Ba mươi năm sau đợt truy vấn này, TS Kautz và TS Grof đã xem lại những câu trả lời đó dưới ánh sáng của các khám phá sau này.
Những người có trực giác nhạy bén đã có được một số những phán đoán chính xác đến kinh ngạc vốn đã được xác nhận bởi … [các kết quả] nghiên cứu tâm thần về các chứng rối loạn lưỡng cực.
— TS William Kautz & TS Paul Grof
Họ đã viết như sau: “Những người có trực giác nhạy bén đã có được một số những phán đoán chính xác đến kinh ngạc vốn đã được xác nhận bởi các cuộc điều tra trong lĩnh vực nghiên cứu tâm thần học dòng chính về các chứng rối loạn lưỡng cực. Kết quả này cho thấy các phương pháp ứng dụng trực giác có thể đóng một vai trò thậm chí còn quan trọng hơn trong các nghiên cứu y học trong tương lai”.
Xem thêm:
Một số câu trả lời mang tính chung chung hơn, ví như gợi ý cho rằng cần xác định các kiểu phụ của chứng rối loạn (một thứ các nhà tâm lý học trên thực tế đã hướng sự tập trung nhiều hơn trong những năm qua). Một số gợi ý khá cụ thể: “Những người có trực giác nhạy bén đã xác định chính xác nhiễm sắc thể 6 và 13 liên quan đến kiểu phụ của chứng bệnh tương ứng với các loại thuốc an thần khác nhau”, TS Kautz và TS Grof đã viết.
Tương tự, vào những năm 1970 TS Kautz đã hỏi những người có trực giác nhạy bén (những người không phải các khoa học) cung cấp một số ý tưởng về cách thức dự báo động đất. Họ gợi ý tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo trong thượng tầng khí quyển và tầng điện ly. Điều này khác xa so với những gì các nhà địa chấn học có thể đề xuất vào thời đó.
Tuy vậy các nhà nghiên cứu trong những thập kỷ tiếp theo thật sự đã tìm kiếm các dấu hiệu ở đó, và nghiên cứu theo chiều hướng này vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay.
Tuy một số câu trả lời có thể được xác nhận, nhưng số còn lại không thể được đối chứng với các dữ liệu thực tế. Chúng cung cấp các gợi ý thú vị cho một số trường hợp tiềm năng hiện vẫn chưa được khám phá. Một số phiên làm việc đã được cấu trúc thành các buổi tư vấn riêng nhằm giải quyết các vấn đề cá nhân.
Trang web của CAI cho biết: “Chúng [chỉ] cung cấp … một vài khả năng xác thực nhưng lại thu được một mức độ hài lòng cao của cá nhân và khách hàng, có lẽ đã có hiệu quả nhất đối với con người, và chắc chắn đã đem lại nhiều sự hài lòng nhất … đối với chúng tôi ở CAI”.
Vậy trực giác chính xác là cái gì?
Trang web CAI trích dẫn câu nói sau trong cuốn sách “Đối thoại với Chúa” của tác giả Neale Donald Walsch: “Một tuyên bố trực giác là thứ bạn biết là đúng ngay cả trước khi bạn biết tại sao nó đúng hoặc nó đúng như thế nào”.
Trực giác không chỉ là “một trò giật gân tâm lý đơn thuần”, CAI nói. Các cảm xúc có thể là một phương tiện truyền tải của nó, nhưng họ không định nghĩa nó cụ thể là như thế nào.
“Thay vào đó, trực giác là một dạng năng lực tâm trí thâm sâu hơn làm nền tảng cho và hiện thực hóa một loạt các hành vi, bình thường lẫn dị thường, trong đó các thông tin mới xuất hiện trong tâm trí dù không có nguyên nhân rõ ràng”.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Xem thêm: