Các nhà khoa học đã phát hiện một bể có trữ lượng khoảng 1,8 triệu km vuông carbon tan chảy dưới bề mặt Trái Đất. Họ tin rằng trữ lượng lớn carbon này thực sự là một mối đe dọa đối với hệ sinh thái của hành tinh.
Các nhà khoa học ước tính bể carbon tan chảy mới được phát hiện dưới bề mặt trái đất có kích thước tương đương với đất nước Mexico và lớn hơn khoảng 6 lần so với Việt Nam. Trong một bài viết trên tờ The Daily Mail, các nhà nghiên cứu dự đoán trong trường hợp trữ lượng này di chuyển hoặc tìm đường thoát ra bên ngoài, chúng có khả năng hủy hoại đến môi trường xung quanh.
Mạch nước phun tại Công viên quốc gia Yellowstone. (Diane Renkin / Getty Images)
Không thể khoan đủ sâu để có thể “nhìn thấy” lớp vỏ của trái đất, nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng một lượng lớn các cảm biến để mô phỏng hình ảnh của lớp vỏ trái đất. Và sau đó dùng các phương trình toán học để giải thích kết quả nghiên cứu của họ.
Theo bài viết trên tờ The Daily Mail, các nhà địa chất của Đại học Hoàng gia Royal Holloway, London đã sử dụng một hệ thống gồm 583 cảm biến địa chấn để đo rung động của trái đất và để nghiên cứu bên trong lòng Trái Đất. Những gì họ phát hiện thấy là một bể carbon tan chảy chôn vùi trong một khu vực rộng lớn, chúng sinh ra carbon dioxide và các khí gas khác. Bể carbon này nằm ở miền Tây nước Mỹ, dưới độ sâu 350 km.
Theo kết quả công trình nghiên cứu này, được công bố trong Earth and Planetary Science Letters, các nhà khoa học tin rằng khối lượng CO2 là cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Họ giải thích bể carbon này sẽ “tìm đường” đi lên bề mặt, bằng các vụ phun trào núi lửa.
Tiến sĩ Sash Hier-Majumder thuộc Khoa “Khoa học Trái đất” của Đại học London là người đứng đầu nghiên cứu này.
Ông nói với tờ Mail Online:
“Thời gian lưu giữ bể carbon này trong lớp vỏ trên của Trái Đất là tương đối lâu (khoảng 1 tỷ năm), vì thế bể carbon này không phải là một mối đe dọa sắp xảy ra. Nhưng nếu một sự cố lớn nào đó diễn ra, thì qua đó carbon chôn vùi trong lớp vỏ Trái Đất giữa các mảng kiến tạo chìm dưới đại dương có thể tìm đường thoát ra trên bề mặt bằng các vụ phun trào núi lửa“.
Ông nói thêm: “Ngay cả khi chúng ta chưa chỉ ra được mối liên hệ giữa cấu trúc trong lòng của Trái Đất với sự biến đổi khí hậu của Trái Đất, phát hiện này có nhiều ý nghĩa đối với tương lai của bầu khí quyển của chúng ta“.
Tệ hơn nữa là khu vực này, theo công trình nghiên cứu, lại nằm bên dưới Công viên quốc gia Yellowstone, nơi được chứng minh là có sự tồn tại của một siêu núi lửa, và nó là mối nguy hiểm rất lớn đến hệ sinh thái.
Núi lửa ở Công viên quốc gia Yellowstone thuộc Wyoming và Montana, nằm phía trên một trữ lượng khổng lồ đá tan chảy đã phun trào lần cuối cách đây 640 nghìn năm. Các chuyên gia cho rằng cơ hội để núi lửa này phun trào một lần nữa là cách khoảng 700 nghìn năm. Một sự kiện như vậy được coi là thảm họa cho nhân loại.
Theo Epochtimes France
Xuân Hà
Xem thêm: