Các nhà nghiên cứu khám phá ra tác phẩm nghệ thuật hang động tượng trưng lâu đời nhất trên thế giới, thay đổi rất nhiều những gì chúng ta từng biết về nghệ thuật và nền văn minh.
Nghệ thuật tượng trưng là bản vẽ của những thứ thực, như một tòa nhà hoặc một người. Và trong một hang động ở Borneo, một nhóm nghiên cứu do Maxime Aubert từ Đại học Griffith, Úc đứng đầu cho biết họ đã tìm thấy một bức tranh về một con vật có niên đại ít nhất 40.000 năm. Phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Nature .
“Hình ảnh nghệ thuật hang động lâu đời nhất mà chúng tôi đề ngày là một bức tranh lớn về một con vật không xác định, có lẽ là một loài động vật hoang dã vẫn được tìm thấy trong rừng Borneo – loài này có độ tuổi tối thiểu khoảng 40.000 năm và bây giờ là tác phẩm nghệ thuật tượng trưng sớm nhất được biết đến”. Aubert nói trong một tuyên bố.
Bức tranh được tìm thấy trong các hang đá vôi ở Đông Kalimantan của Borneo. Ở đây có hàng ngàn hình ảnh nghệ thuật về đá của động vật, con người, thuyền, và nhiều hơn nữa. Nhưng tuổi tác của những bức tranh này chưa từng được biết đến.
Sử dụng kĩ thuật phân tích niên đại uranium trên các mẫu canxi cacbonat từ một bức tranh đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tìm ra tuổi của nó. Họ cũng phân tích hai mẫu khác, một mẫu 37.200 năm tuổi, và cái khác lên đến 51.800 năm tuổi. Điều này khiến họ kết luận rằng nghệ thuật đá được phát triển ở Borneo khoảng 52.000 đến 40.000 năm trước.
Trong bài báo của họ, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng điều này cho thấy nghệ thuật đá nổi lên ở Borneo vào khoảng thời gian tương tự như ở châu Âu, khi con người hiện đại đến – khoảng 45.000 đến 43.000 năm trước.
Phát hiện này cho thấy nghệ thuật hang động đã không bắt đầu ở châu Âu, như đã từng nghĩ. Thay vào đó, các nghệ sĩ từ Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng, nhưng ít được biết đến. “Ai là nghệ sĩ băng giá của Borneo và những gì đã xảy ra với họ là một bí ẩn,” Pindi Setiawan từ Viện Công nghệ Bandung (ITB) ở Indonesia cho biết trong tuyên bố.
Nó cũng một lần nữa dấy lên các hoài nghi về sự chính xác của thuyết tiến hóa. Theo những luận cứ của thuyết này, nền văn minh nhân loại chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trở lại đây. Vậy phải giải thích thế nào về các bức vẽ người, động vật, thuyền bè từ 40.000 năm trước? Ngoài ra, một số phát hiện khảo cổ trước đây thậm chí còn khiến các nhà nghiên cứu sửng sốt hơn nữa.
Theo kiến thức phổ thông, Galileo Galilei là người đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609 tại Italia nhưng một hòn đá với niên đại 30.000 năm tìm thấy ở Peru được chạm khắc hình người với trang phục hiện đại, trên tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi. Một số hòn đá còn miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ ngày nay…điều này nếu chiểu theo thuyết tiến hóa thì quả thực không thể lý giải được.
Trong một ví dụ ấn tượng khác, năm 1972, một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Cộng hòa Gabon, ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của họ, các kỹ sư đã phát hiện uranium đã được sử dụng và đã tới hiện trường khảo sát. Kết quả khám phá ra rằng địa điểm của mẫu quặng là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn, tồn tại từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động gần 500.000 năm. Cấu trúc của lò hiện đại và được bố cục hợp lý đến mức con người thời nay chưa thể tạo dựng.
Còn rất nhiều các tích cổ khó giải thích như trên nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhà khoa học dũng cảm đã thừa nhận rằng có những nền văn minh thời tiền sử khác nhau đã từng tồn tại và biến mất nhiều lần trong lịch sử dài đằng đẵng. Cuối cùng, sự thật về nguồn gốc của chúng ta có vẻ hoàn toàn khác xa với những điều được giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới có thể nhận thức được những điều thực sự chân chính.
Hoài Anh