Đại Kỷ Nguyên

Phát hiện các thay đổi kỳ dị trong tầng bình lưu của Trái Đất

(Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học đã phát hiện được các thay đổi bất thường, kỳ dị trong tầng bình lưu của Trái Đất. Đó là sự biến đổi mô thức gió chưa từng được ghi nhận trong hơn 60 năm trở lại đây.

Được gọi là “dao động hai năm một lần”, sự biến đổi mô thức gió này không tác động trực tiếp đến thời tiết hay khí hậu.

Tuy nhiên, sự biến đổi mô thức gió này đặt ra một số câu hỏi quan trọng.

Nếu một mô thức đã duy trì trong sáu thập kỷ đột nhiên thay đổi, điều gì khiến nó xảy ra? Liệu nó có lặp lại lần nữa? Nó có thể có các tác động gì?

Gió ở tầng bình lưu nhiệt đới, một lớp khí quyển trải dài khoảng 15-50 km bên trên bề mặt Trái Đất, luân chuyển xung quanh hành tinh, luân phiên theo hướng đông và hướng tây trong chu kỳ khoảng hai năm.

Cấu tạo bầu khí quyển Trái Đất. Bấm vào ảnh để phỏng to. (Ảnh: Trung tâm UCAR)

Các luồng gió từ phía Tây phát triển trên đỉnh tầng bình lưu, rồi dần dần hạ thấp xuống khoảng 16 km bên trên bề mặt Trái Đất, cùng lúc bị thế chỗ bởi một lớp gió bên trên chúng từ phía đông. Đến lượt mình, lớp gió đông này hạ thấp xuống và bị thế chỗ bởi lớp gió tây.

Mô thức này lặp lại sau mỗi 28 tháng. Vào những năm 1960, các nhà khoa học gọi chúng là “dao động hai năm một lần”. Hồ sơ dữ liệu về loại hiện tượng này, được thu thập bởi các khí cầu thời tiết thả vào khu vực nhiệt đới trên toàn cầu tại các thời điểm khác nhau, đã bắt đầu từ năm 1953.

Gần đây một mô thức gió trong tầng bình lưu thay đổi theo cách các nhà khoa học chưa từng được chứng kiến trong hơn 60 năm qua. (Ảnh: NASA)

Mô thức này chưa từng thay đổi, mãi cho đến cuối năm 2015. Gần đến cuối năm đó, gió tây lại hạ xuống đến điểm chót cùng như thường lệ. Theo mô thức thông thường, gió đông yếu hơn sẽ sớm thế chỗ chúng. Nhưng sau đó gió tây dường như lại chuyển động ngược lên trên, chặn đứng luồng chuyển động hướng xuống dưới của gió đông. Mô thức mới này kéo dài trong gần nửa năm, và đến tháng 7/2016 mô thức cũ dường như lại bắt nhịp trở lại.

 

Dao động hai năm một lần có một ảnh hưởng rộng lớn đến hoàn cảnh tầng bình lưu. Lượng khí ozone (O3) tại khu vực xích đạo chênh lệch khoảng 10% giữa cao điểm của đợt gió đông và gió tây, cùng lúc sự dao động cũng có tác động đến mức độ suy giảm tầng ô-zôn vùng cực.

Các nhà khoa học NASA hiện đã phát hiện được sự thay đổi này và đang tập trung nghiên cứu nguyên nhân và hệ quả tiềm năng của nó.

Hiện có hai giả thuyết cho nguyên nhân hình thành. Một là đợt El Nino (hiện tượng nóng lên bất thường) cực mạnh trong giai đoạn 2015-16 và hai là xu hướng ấm lên toàn cầu trong dài hạn.

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version