Một hành tinh lùn mới vừa được phát hiện nằm rất xa trong hệ mặt trời của chúng ta.
Hành tinh này có tên 2014 UZ224, là thiên thể duy nhất có bán kính chỉ 330 dặm (1 dặm = 1,61 km), bằng chưa đầy một nửa so với kích thước mặt trăng Charon của Sao Diêm vương.
Đây cũng là hành tinh vô cùng xa, quay quanh mặt trời với khoảng cách 8,5 tỷ dặm và mỗi vòng quay của nó phải mất khoảng 1.100 năm (tính theo lịch trái đất).
Hành tinh lùn này có quỹ đạo khá bất thường, được phát hiện thông qua một thiết bị gọi là Camera Năng lượng Tối, vốn được sử dụng để theo dõi các vụ nổ sao và lập bản đồ các thiên hà khác.
Một nhóm các sinh viên trường Đại học Michigan tham gia vào một dự án mùa hè do Giáo sư David Gerdes thực hiện đã góp phần phát hiện ra ngôi sao này.
Giáo sư Gerdes kể từ đó đã tiếp tục nghiên cứu và hiện đang sử dụng loại thông tin được khai thác về vị trí của hành tinh 2014 UZ224 để tìm kiếm hành tinh thứ 9 vốn có trong giả thuyết nhưng cho đến nay vẫn chưa được tìm ra.
Hạo Nhân
Xem thêm: