Các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc mặt nạ cổ chế tác từ một loại kim loại hiếm ngoài trái đất với tuổi đời cỡ 10.000 năm tại Florida và được cho là chứa đựng bí mật dẫn tới một kho báu trị giá 5,5 tỷ đô la.
Theo Fox Orlando, các thợ săn kho báu của Exploration Corporation đã khai quật được cổ vật này trên bãi biển Melbourne, Florida nhờ máy dò kim loại. Họ nói rằng sự tồn tại của nó chứng minh rằng một kho báu cổ đại đồ sộ, trị giá khoảng 5,5 tỷ USD có thể đang nằm đâu đó gần bờ biển.
Chiếc mặt nạ với các hình khắc tinh xảo này được cho là thuộc về một nền văn hóa tiền Inca cổ đại và được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo. Mặt nạ rất có thể mô tả Thần Inca Viracocha – vị thần sáng tạo vĩ đại và quan trọng nhất cả trong thần thoại tiền Inca và Inca ở vùng Andes ở Nam Mỹ.
Cổ vật này được cho là đã bị đánh cắp trong quá khứ xa xôi bởi những kẻ đột nhập lăng mộ Chính tướng của Tây Ban Nha và rất có thể là một phần trong số đồ vật bị cướp bóc đang được vận chuyển đến Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, kho báu bị cướp bóc không bao giờ đến được châu Âu và con tàu chở vật phẩm, ‘La Concepcion’ được cho là đã bị nhấn chìm bởi một cơn bão vào năm 1715.
Các nhà nghiên cứu từ Seafarer Exploration đang cố gắng tìm tàn tích của chiếc tàu buôn Tây Ban Nha nói trên và nói rằng nó nhiều khả năng ở đâu đó gần vị trí tìm thấy chiếc mặt nạ.
Quá trình phân tích cho thấy nó đã từng được bao phủ bằng vàng và đồng. Phân tích tia X cũng chỉ ra rằng nó được chế tác từ iridium, rất có thể đến từ một thiên thạch.
Đây là một thông tin khiến các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc bởi Iridium là một loại kim loại cực kỳ hiếm trên Trái đất. Nó là một kim loại cứng, màu trắng bạc thuộc nhóm platin (PCM) với đặc điểm nổi bật là kháng ăn mòn tốt nhất, thậm chí là ở nhiệt độ cao khoảng 2000 °C.
Iridi không tồn tại dưới dạng nguyên chất trong tự nhiên, có nhiệt độ nóng chảy cao và rất khó gia công. Mãi đến năm 1803 nhà hóa học Smithson Tennant mới tìm ra nó. Vậy bằng cách nào những thợ thủ công 10.000 năm trước lại có thể chiết luyện và đúc lên một chiếc mặt nạ tinh xảo đến như thế?
Đây là một trong những bằng chứng sớm nhất về khả năng gia công kim loại của con người và sử dụng iridium, tiến sĩ Torres giải thích. Điều đó làm thay đổi mọi thứ và có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về văn hóa Peru cổ đại
Kì thực cùng với nhiều phát hiện khác, bằng chứng về sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử tiên tiến không phải là hiếm. Chẳng hạn:
Vào tháng Sáu năm 1968, nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó có hóa thạch của một dấu giày của con người kèm theo một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: hóa thạch một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống. Điều này khiến cho các nhà khoa học vô cùng bối rối, bởi bọ ba thùy là loài sinh vật đã biến mất vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Theo thuyết tiến hóa, làm sao cách đây 250 triệu năm đã có con người biết đi giày, tức sở hữu một vốn liếng văn minh nhất định cho được? Đây là một dấu hỏi lớn dành cho thuyết tiến hóa. Nhận thức về lịch sử nhân loại như chúng ta được học trong sách giáo khoa đã vấp phải một chướng ngại lớn và có lẽ cần phải được thay đổi.
Nhiều bức phù điêu trong các kim tự tháp cho thấy điện được sản xuất rộng rãi và được sử dụng ở thời Ai Cập cổ đại. Loại Pin của Baghdad và những chiếc đèn hồ quang đầu tiên, như chiếc sử dụng trong ngọn Hải đăng ở Alexandria, đã được sử dụng từ thời kỳ đó. Họ thậm chí nắm giữ cả công nghệ truyền tải điện không dây – một công nghệ mà mãi đến cuối thế kỉ 19 mới được Nikola Tesla phát triển.
Thế giới có quá nhiều điều bí ẩn và nhân loại luôn tự hoàn thiện chính mình. Dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới là cách tốt nhất giúp chúng ta giải đáp các bí ẩn và tìm ra những điều chân chính.
Hoài Anh