Giới khoa học vừa qua đã phát hiện những chiếc răng người có niên đại ít nhất 80 nghìn năm tuổi tại Trung Quốc, nếu so sánh với thời gian của giả thuyết nguồn gốc loài người từ châu Phi rồi di tản đến các nơi trên thế giới, thì phát hiện này có niên đại sớm hơn khoảng 20 nghìn năm.
Theo thông tin đăng trên tạp chí nghiên cứu Tự Nhiên (Nature), người ta đã phát hiện tại một hang động ở huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam, có 47 chiếc răng. Nhà khảo cổ người Anh là Michael Petraglia thuộc Đại học Oxford phát biểu trên CNN ngày 15/10: “Đây là phát hiện gây bàng hoàng, là phát hiện quan trọng nhất ở Á châu trong một thập niên qua”.
Khởi nguồn từ Phi châu?
Theo CNN, quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng con người xuất phát từ Phi châu rồi đi đến các nơi khác. Các chứng cứ khoa học đều thiên về ủng hộ quan điểm loài người có nguồn gốc từ Phi châu và đi đến các nơi trên thế giới vào lần đầu khoảng từ 50 – 70 ngàn năm trước. Quan điểm này đang bị thách thức vì phát hiện khảo cổ học mới này.
“Những hóa thạch này cho thấy vào 80 nghìn năm trước, người hiện đại đã xuất hiện ở phía nam Trung Quốc”, học giả Lưu Vũ, chuyên nghiên cứu khảo cổ học nhân loại tại Viện Khoa học trung quốc nói: “Chúng tôi tin rằng phía nam Trung Quốc có thể là vùng trung tâm phát triển con người hiện đại”.
Ông Lưu Vũ nói với CNN: “Tuy nghiên cứu này chưa đi sâu tìm hiểu nguồn gốc nhân loại là từ đâu – từ Phi châu hay Trung Quốc – nhưng làm ông ngả theo niềm tin nguồn gốc của họ từ chính vùng bản địa này.”
Mở ra hàng loạt vấn đề
Nghiên cứu viên Maria Martinon-Torres của Đại học London cho biết, phát hiện này đã mở ra hàng loạt vấn đề mới. Như vấn đề nguồn gốc nhân loại và số vận của họ… Maria nói: “Nhiều vấn đề khiến giới khoa học phải tìm hiểu lại. Có thể loài người rời khỏi Châu Phi không chỉ một lần mà là nhiều lần”.
Nghiên cứu này cũng gợi lại nghi vấn tại sao con người hiện đại đến châu Á sớm hơn châu Âu? Cho đến nay, những chứng cứ cho thấy con người hiện đại xuất hiện ở châu Âu sớm nhất vào khoảng 45 nghìn năm trước.
Nhà nghiên cứu Lưu Vũ nói: “Việc phân tích DNA từ mẫu răng này sẽ giúp hiểu thêm vấn đề khởi nguồn của con người hiện đại.”
Dấu tích do động vật ăn thịt để lại
Theo CNN, bên cạnh những chiếc răng này có xác động vật có vú là gấu trúc, nhưng không thấy có dụng cụ bằng đá, điều này khiến giới nghiên cứu suy đoán con người không sống trong hang động này, chứng tỏ chủ nhân của những chiếc răng này bị loài động vật ăn thịt ăn.
Đội nghiên cứu hy vọng sau khi kiểm tra DNA họ sẽ xác định được khởi nguồn của con người hiện đại. Ông Lưu Vũ nói: “Những chiếc răng này giống như răng của chúng ta ngày nay”.
Bà Torres cho biết: “Chúng quả thực rất giống răng người hiện đại, nhưng lại có từ cổ xưa, việc tìm thấy ở Trung Quốc quả thật đặc biệt!”.
Châu Á là vùng đất chưa biết
Theo CNN, đây là một trong nhiều phát hiện khảo cổ gần đây ở châu Á. Bao gồm hóa thạch khủng long ở Trung Quốc, hóa thạch xương trán người tiền sử ở Đài Loan và xương khủng long dài 50 thước Anh do một nông dân người Trung Quốc phát hiện được.
Torres tin đây chỉ là bề nổi của tảng băng: “Tôi cho rằng châu Á là vùng đất còn nhiều bí ẩn”. Bà nói, những phát hiện làm bà kinh ngạc. Bà cho rằng trong nhiều năm tới sẽ có thêm nhiều phát hiện thú vị, vì chúng không chỉ tiết lộ khởi nguồn của người châu Á mà còn bổ sung hoàn chỉnh hơn về lịch sử của nhân loại.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: