Các nhà nghiên cứu nói rằng một số quả cầu ánh sáng khá bất thường và không thể giải thích bằng hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Rất nhiều người đã chụp được các vòng tròn phát sáng trong bức ảnh của họ. Những vòng tròn này thường được gọi là các quả cầu ánh sáng. Một số người lý giải rằng đây là ánh sáng được phản chiếu từ các bề mặt xung quanh; số khác cho rằng đây là ánh sáng phản chiếu từ các phân tử bụi; và có số khác nữa lại giải thích rằng đây là các linh hồn hay một loại thực thể nào khác mà mắt người bình thường không thể nhìn thấy.
Chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành với hiện tượng này, nhưng Tiến sĩ Gary E. Schwartz và Giáo sư Nghiên cứu Kiêm nhiệm ngành Khoa học Thị giác Katherine Creath tại trường Đại học Arizona đã xuất bản một nghiên cứu về các quả cầu ánh sáng vào năm 2005.
Theo họ, hầu hết các quả cầu này là do ánh sáng của đèn flash máy ảnh phản xạ lại từ các vật thể hoặc từ các hạt bụi. Tuy nhiên, TS Schwartz và GS Creath công nhận rằng một số quả cầu dường như đã đi ngược lại so với cách giải thích quang học thông thường.
Lấy ví dụ, một quả cầu được ghi nhận trong phóng sự của đài BBC đã chuyển động chầm chậm trước khi biến mất. TS Schwartz và GS Creath viết: “Các vật thể di chuyển theo các quỹ đạo động và khó lường như vậy không thể là do sự phản chiếu. Nhiều vòng sáng cũng không phải do các phân tử bụi trong không khí gây ra”.
Một quả cầu sáng trong thước phim tài liệu của BBC, theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Arizona, nó không phải do ánh sáng phản chiếu tạo thành. Các nhà nghiên cứu không thể đưa ra một cách giải thích khoa học cho quả cầu này. (Ảnh chụp/u.arizona.edu)
Thước phim tài liệu này được quay bằng camera hồng ngoại cao cấp gắn trên giá đỡ, loại trừ một số nhân tố mà các nhà nghiên cứu nói rằng thường tạo ra các quả cầu trong ảnh chụp của các camera giá rẻ.
TS Schwartz và GS Creath tiếp tục: “Nếu kết luận rằng mỗi [quả cầu] … được quan sát trên toàn thế giới đều là do một cơ chế khoa học thị giác thông thường như sự phản chiếu, thì điều đó thật không có logic và thiếu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, trong quan điểm của họ, hầu hết các quả cầu này có thể được giải thích bằng quang học truyền thống và các cách giải thích mới sẽ có thể xuất hiện.
Các quả cầu được nhìn thấy tại Nhà hát Regent ở thành phố Melbourne, Australia, vào ngày 14/4/2012, sau một buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận. Sứ mệnh của đoàn nghệ thuật này là khôi phục 5.000 năm văn minh Trung Hoa qua các màn múa có cốt truyện. Nền văn hóa này kết nối chặt chẽ với tâm linh, vốn được gọi là “văn hóa Thần truyền”, theo thông tin trên trang web của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận có trụ sở ở New York. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Một quả cầu ánh sáng lơ lửng gần sừng bên trái của con bò. Điều lạ thường là quả cầu này xuất hiện đằng trước sừng bò, đồng thời một chiếc sừng cũng in hình bóng rõ ràng lên trên quả cầu ánh sáng. (Ảnh: Cindy Drukier/Đại Kỷ Nguyên)
Các thành viên của một nhóm họp mặt ở Las Vegas, Mỹ thường chụp được các quả cầu ánh sáng trong các bức ảnh của họ. (Ảnh: Spirit St. John)
Các quả cầu ánh sáng được nhiếp ảnh gia cho là do mưa. (Ảnh: Wikimedia)
Các quả cầu ánh sáng được nhiếp ảnh gia cho là gây ra do các hạt bụi bị chủ động đá lên. (Ảnh: Wikimedia)
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch.
Xem thêm: