Robot mạng giống cái được sử dụng để hiệu chỉnh các bài viết trên Wikipedia cũng biết “đánh nhau chí chóe” tương tự con người. Đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Oxford và Viện Alan Turing ở Anh.
Được gọi là bot [1], các robot nhân tạo được dùng để loại bỏ hành vi phá hoại và kiểm tra lỗi chính tả trên Wikipedia trong hơn 10 năm qua.
Hiện các nhà nghiên cứu tuyên bố “các bot lành tính” giống con người nhiều hơn họ tưởng, sau khi nhận thấy phần mềm hoạt động rất lạ – khác với thiết kế gốc. Nhưng phát hiện này đặt ra một vấn đề: các nhà phát triển phần mềm có thể sẽ phải cân nhắc đến “cảm xúc” của bot khi giao nhiệm vụ cho chúng. Đây là tiền lệ chưa từng có trước đây.
Chuyên gia cảnh báo các nhà phát triển phải để mắt tới thiết kế của họ.
Các nhà phát triển phần mềm có thể sẽ phải cân nhắc đến “cảm xúc” của bot khi giao nhiệm vụ cho chúng.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ các bot khác nhau có thể biểu lộ một loạt các đặc điểm hành vi và tính cách đặc thù. Các bot, vốn là các ứng dụng phần mềm được viết để thực hiện các tác vụ nhất định như nhập nội dung và tạo đường link, thậm chí đã bắt đầu ‘trò chuyện’ với nhau. Khi họ phân tích các bot hiệu chỉnh, họ phát hiện sự tương tác giữa chúng thường dẫn đến các kết quả không lường trước được.
Hiện các nhà khoa học vừa tuyên bố các thiết bị có thể biểu lộ các hành vi kỳ lạ tương tự con người – thậm chí “xuất hiện ẩu đả” kéo dài trong vài năm. Tuy kết quả này dường như là tín hiệu tích cực đối với một số người, nhưng lại là một cảnh báo đối với ai đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để chế tạo ô tô không người lái, hệ thống an ninh mạng hay quản lý mạng xã hội. Các chuyên gia cảnh báo các nhà phát triển phải để mắt tới thiết kế của họ, vì ‘tính cách’ của chúng có thể dẫn đến nhiều vấn đề bất cập.
Bot có thể biểu lộ các hành vi kỳ lạ tương tự con người.
Tuy bot chỉ đóng một phần nhỏ xíu (0,1%) trong cộng đồng các biên tập viên Wikipedia, chúng đứng sau một số lượng đáng kể các chỗ biên tập. Và tuy rằng xung đột chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể hoạt động của bot, phát hiện này cho thấy tính chất thất thường và phức tạp của chúng.
Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về “đời sống xã hội” của bot.
– TS Milena Tsvetkova, Viện Internet Oxford.
Nhóm nghiên cứu phân tích quy mô phạm vi chúng can nhiễu đến trang Wikipedia, thông qua quan sát tương tác giữa chúng trên 13 phiên bản ngôn ngữ khác nhau trong giai đoạn 10 năm từ 2001-2010. Kết quả thu được: Ở Đức bot có ít xung đột nhất, khi mỗi bot chỉ hủy (undo) chỗ hiệu chỉnh của bot khác 24 lần – trong khi ở Anh tỷ lệ này cao hơn đáng kể, tại mức 105 lần trong vòng 10 năm.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Milena Tsvetkova từ Viện Internet Oxford cho hay:
“Chúng tôi nhận thấy bot biểu hiện khác nhau trong các môi trường văn hóa khác nhau và xung đột giữa chúng cũng rất khác biệt so với giữa các biên tập viên là người. Điều này có ngụ ý không chỉ trong việc thiết kế các sản phẩm trí tuệ nhân tạo mà còn trong cách chúng ta nghiên cứu chúng. Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về “đời sống xã hội” của bot”.
Chú thích:
[1] Bot hay robot mạng là các ứng dụng phần mềm chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng. Thông thường, bot thực hiện các tác vụ đơn giản và có cấu trúc lặp đi lặp lại với một tần suất cao hơn nhiều so với khả năng của một soạn thảo viên là con người. Bot là viết tắt của robot, tức các chương trình tự động hóa (chứ không phải là người máy như nghĩa chúng ta vẫn gọi) thường xuyên được sử dụng trong thế giới Internet.
Quý Khải
Xem thêm: