Là đêm Ả Rập huyền thoại hay là những thực nghiệm khoa học được giám sát chặt chẽ? Vào những năm 1990, những đại sư công năng đặc dị của Trung Quốc đã hồi sinh sinh mệnh từ cõi chết, gây chấn động giới khoa học.
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến tham khám những bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.
Trong các kỳ trước của chuyên mục, chúng tôi đã giới thiệu các thực nghiệm công năng đặc dị của Tôn Trữ Lâm, trong đó cô đã làm sống lại những hạt lạc đã hấp chín và khiến cho chúng nảy mầm nhanh chóng. Sau khi đọc xong, nhiều bạn đều hỏi, điều này có thật không?
Hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu từ thực nghiệm này để giới thiệu với quý vị về Tôn Trữ Lâm, một đại sư công năng đặc dị vào những năm 1990.
Siêu năng lực bẩm sinh
Công năng đặc dị của Tôn Trữ Lâm có thể nói là sinh ra đã có. Cô sinh ra ở Vũ Hán năm 1957, được bà ngoại gửi đến Nam Kinh nuôi nấng khi mới 10 tuổi. Tình cờ, cô bé Tôn Trữ Lâm khi đang giúp bà nội làm công việc đồng áng thì nhìn thấy một hũ đầy tiền đồng được chôn dưới đất. Đây là lần đầu tiên Tôn Trữ Lâm phát hiện ra mình có siêu năng lực. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chung khi đó, không có mấy người biết đến.
Năm 1979, Đường Vũ, một học sinh tiểu học 12 tuổi ở Tứ Xuyên, được phát hiện là có năng lực đọc bằng tai, và kể từ đó, cơn sốt khí công lan rộng toàn quốc bắt đầu. Khi đó, Tôn Trữ Lâm, người đã trở lại Vũ Hán với tư cách là một giáo viên mẫu giáo, đã thử nghiệm ở nhà, phát hiện tai mình cũng có thể đọc được chữ, và thấu thị thân thể người đối với cô mà nói cũng không hề khó khăn. Đương thời, công năng đặc dị đã được mọi người chấp nhận rộng rãi, và Tôn Trữ Lâm đã hào phóng chia sẻ siêu năng lực với người ngoài. Ngay sau đó, cô được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, dùng năng lực thấu thị của mình để tìm bộ phận tổn thương cho bệnh nhân.
Năm 1987, Tôn Trữ Lâm gặp người trong định mệnh của cô, giáo sư Thẩm Kim Xuyên từ Sở Nghiên cứu Khoa học Nhân thể, Viện Địa chất học Vũ Hán, kể từ đó, cô đã thực hiện 18 năm nghiên cứu về công năng đặc dị với thân phận là trợ lý nghiên cứu viên. Và siêu năng lực của cô đã phát triển càng ngày càng nhiều trong suốt 18 năm này, cuối cùng đã đạt tới 60 loại, mà mỗi loại công năng đều thách thức tri thức vật lý và sinh học hiện có.
Vào tháng 4 năm 1996, Tôn Trữ Lâm đã hoàn thành thành công ba thực nghiệm siêu năng lực của mình dưới sự giám sát của nhiều nhà khoa học tại “Hội nghị chuyên đề Hiện tượng Vật lý Đặc biệt” được tổ chức tại chùa Đàm Chá ở ngoại ô Bắc Kinh. Hội nghị chuyên đề được Tiền Học Sâm, lãnh đạo của Viện Khoa học Nhân văn Trung Quốc, chủ trì. Khi đó, hầu như tất cả các nhà khoa học ở Trung Quốc đại lục tham gia nghiên cứu khoa học cơ thể người đều có mặt. Giáo sư Lý Tự Sầm, một nhà lãnh đạo trong cộng đồng nghiên cứu siêu năng lực của Đài Loan, cũng được mời tham gia. Sau đó, ông đã viết ba thực nghiệm siêu năng lực này của Tôn Trữ Lâm thành một cuốn sách do ông và vợ đồng tác giả, có tên “Khó có thể tin – Các nhà khoa học đang tham tầm lĩnh vực thông tin thần bí”.
Công năng diêu cảm từ xa
Trắc nghiệm đầu tiên là diêu cảm từ xa. Các nhà khoa học chọn một mảnh giấy từ một chồng giấy được sử dụng để đọc ngón tay. Nhưng họ không yêu cầu Tôn Trữ Lâm nhìn bằng ngón tay mà yêu cầu cô đứng cách xa 15 mét. Lý do chọn cách xa 15 mét có thể là để phòng trừ gian lận. Khoảng cách này, ngay cả với mắt thường cũng nhìn không nhìn rõ được. Nhưng Tôn Trữ Lâm đã nhanh chóng đọc nó ra.
Kết quả này khiến giáo sư Lý kinh ngạc. Vì phương hướng nghiên cứu của ông là đọc chữ bằng ngón tay. Sau đó, ông suy tư, lẽ nào ngón tay chỉ là một phương tiện môi giới, chỉ cần năng lực được khai phát ra, có chạm hay không chạm cũng như nhau? Đó có phải là nguyên do tại sao một số người có thể nhìn bằng tai, và một số thậm chí bằng chân? Sau khi trở lại Đài Loan huấn luyện các bạn nhỏ khai phát công năng đọc chữ bằng ngón tay, ông tăng dần độ khó, bỏ mẩu giấy vào hộp để họ đọc, sau nhiều lần luyện tập quả nhiên đã thành công. Có vẻ như việc đọc chữ bằng ngón tay thực sự không liên quan gì đến cảm giác bằng tiếp xúc. Vậy cơ chế khởi tác dụng thực sự là gì? Giáo sư Lý nói cho đến nay vẫn chưa có định luận.
Dùng ý niệm đục lỗ
Thực nghiệm thứ hai là dùng ý niệm đục lỗ. Đối tượng của thực nghiệm là một đồng xu mười tệ của Đài Loan do giáo sư Lý cung cấp. Loại tiền này rất hiếm thấy ở đại lục, vì vậy khả năng gian lận giảm đi rất nhiều. Chỉ thấy Tôn Trữ Lâm cầm đồng xu trên tay, giữ nó một lúc, và sau khoảng 10 phút, cô ấy xòe nó ra, trên đồng xu xuất hiện một lỗ nhỏ có đường kính khoảng một milimet. Làm thế nào lỗ này được thực hiện dưới những con mắt nhìn chăm chú?
Tôn Trữ Lâm chia sẻ với mọi người: “Trước hết phải thư giãn và nhập tĩnh, cảm giác như đang ở trong một trạng thái thời gian không gian khác. Lúc này, trước mặt sẽ xuất hiện một màn hình. Trên màn hình có một nắm tay cầm một đồng xu, sau đó nắm tay biến mất, đồng xu xuất hiện. Lúc đầu, hình ảnh không ổn định, đợi khi nó dần dần trở nên rõ ràng, hãy tập trung vào ý niệm đục lỗ. Khi ý niệm đục lỗ tập trung đến một trình độ nhất định, một thanh lục giác trong suốt giống như pha lê sẽ xuất hiện trên màn hình, cảm giác như nó rất cứng chắc. Ý niệm đục lỗ kiên trì gia cường, thanh lục giác đột nhiên bật ra một đầu tròn, dùng phương thức mạch xung ‘thông’ một thanh trên đồng xu đánh ra một lỗ. Khi đục lỗ, não sẽ cảm thấy chấn động, như thể màn hình sắp rung vỡ. Lúc này hãy mở lòng bàn tay ra, và một lỗ đã được đục trong đồng xu.”
Tuy nhiên, khi tất cả những điều này đang diễn ra, những người trong không gian này của chúng ta không thể nhìn thấy bất cứ điều gì, không thể cảm nhận được bất cứ điều gì. Dường như mọi thứ chỉ xảy ra trong không gian nơi mà chỉ Tôn Trữ Lâm mới có thể tiếp xúc đến được. Có lẽ đây là lý do khiến nhiều thực nghiệm về công năng đặc dị bị phủ định. Vì ai cũng chỉ nhìn thấy kết quả chứ không nhìn thấy quá trình, nên việc bị mọi người nghi ngờ gian dối là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, vì nó là một công năng đặc dị nên chẳng phải là nó cần một phương thức tư duy đặc biệt để xem xét sao? Bằng cách nhảy ra khỏi khuôn khổ tư duy thông thường, có lẽ chúng ta sẽ có thể tiếp xúc đến một thế giới rộng lớn và thần kỳ hơn.
Ví dụ, thực nghiệm lắc viên thuốc ra khỏi chai đậy kín. Trương Bảo Thắng cũng đã làm qua thực nghiệm này, Tôn Trữ Lâm cũng đã làm qua, và nhiều người có công năng đặc dị khác cũng đã làm qua. Trong thực nghiệm, nói chung sẽ có một camera theo dõi và quay toàn bộ quá trình. Nhưng điều thú vị là máy ảnh có thể chụp được hình ảnh viên thuốc trong chai và hình ảnh viên thuốc rơi ra khỏi chai, nhưng lại không thể chụp được khoảnh khắc viên thuốc khảm vào chai, tức là thời điểm khi viên thuốc đi xuyên qua chai.
Vậy các nhà công năng đặc dị có gian lận không? Nhiều nhà khoa học tham gia thực nghiệm phủ định rằng không có, bởi vì những thực nghiệm này được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của họ.
Nếu chúng ta đột phá không gian này để xem xét vấn đề, có lẽ nó sẽ dễ dàng giải thích. Giáo sư vật lý Lưu Dịch Thành đã tham gia hội thảo năm đó, và ông cũng là người tính toán quỹ đạo phóng của vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc. Giáo sư Lưu tin rằng có một không gian cao độ tương thông với không gian của chúng ta. Người có công năng đặc dị nhấc những viên thuốc lên không gian cao độ, di chuyển chúng ra khỏi chai và đặt chúng trở lại không gian của chúng ta, và những viên thuốc liền xuyên qua. Máy ảnh trong không gian của chúng ta không thể ghi lại hình ảnh của không gian cao tầng, nên đương nhiên chúng không thể ghi lại quá trình viên thuốc đi qua chai. Quý vị có nghĩ rằng lời giải thích này là hợp lý?
Điều này cũng đúng với thực nghiệm của Tôn Trữ Lâm. Thanh lục giác có thể đục lỗ tồn tại ở một không gian khác, nhưng nó thực sự đã đục một lỗ trên đồng xu ở không gian này. Không phải là thần kỳ sao?
Niệm lực kích phát hạt lúa mì
Thực nghiệm cuối cùng mà Tôn Trữ Lâm thực hiện trong hội thảo là dùng niệm lực để thúc phát hạt lúa mì nảy mầm. Toàn bộ quá trình thực nghiệm được camera quay lại. Chỉ thấy Tôn Trữ Lâm có lúc dùng lòng bàn tay hướng vào hạt lúa mì, như thể đang phát công vào nó, có lúc lại dùng ngón tay chạm nhẹ vào hạt, sau hơn hai giờ lặp lại như vậy, hạt lúa mì đã mọc rễ dài khoảng 1,5cm, chồi dài 3cm. Trong những trường hợp bình thường, hạt lúa mì mất khoảng một tuần để phát triển đến mức tương tự. Nói cách khác, Tôn Trữ Lâm đã nén thời gian một tuần xuống còn hai giờ. Cô ấy đã làm nó như thế nào?
Giáo sư Lý nói rằng điều này phải bắt đầu với thực nghiệm hồi sinh hạt đậu phộng. Khi hấp hạt đậu phộng, hạt đậu phộng đã chết, các phân tử protein, enzyme hay DNA trong tế bào đã phân ly và biến hình. Nhưng các lạp tử nhỏ hơn tạo nên các phân tử có lẽ không bị phá hủy. Người có công năng có thể dùng ý thức điều khiển để đảo ngược quá trình phân giải của phân tử, tương đương với việc đảo ngược thời gian, khôi phục cấu trúc phân tử đã bị phá hủy về trạng thái ban đầu. Hạt đậu phộng đã hồi sinh trở lại.
Tôn Trữ Lâm rất đồng ý với giáo sư Lý. Cô nói rằng trong quá trình cô sử dụng ý thức của mình điều khiển hạt đậu phộng để khôi phục lại lực sống của nó, bên trong hạt đậu phộng sản sinh một vòng quay xoắn ốc từ ngoài hướng vào trong, mà cô ấy gọi là xoay nghịch biến. Mà khi dùng ý thức để làm chín quả hay làm nó nảy mầm, có một chủng vật chất nào đó, khả năng là một chủng tín tức, cũng có khả năng là một chủng năng lượng, sẽ khởi phát vận chuyển hình xoắn từ bộ phận trung tâm hướng ra ngoài, khi nhanh khi chậm, khi thưa khi dày, khi lỏng lẻo khi thắt chặt, đi qua nơi nào thì nơi đó sẽ sản sinh biến hóa rõ ràng, và sự sinh trưởng sẽ tăng tốc khi nó chuyển từ trong ra ngoài, cô ấy gọi nó là xoay chính biến.
Giáo sư Lý đã khá sốc trước thực nghiệm về đậu phộng này. Nếu sinh mệnh có thể đảo ngược, và thời gian trôi ngược, chúng ta nên nhìn nhận cái chết như thế nào? Vào thời cổ đại, con người sau khi chết phải đình linh trong ba ngày (tức là ba ngày sau mới được chôn cất), điều này được cho là giúp con người có cơ hội được hồi sinh. Trong trường hợp Diêm Vương điện tra ra rằng mệnh của người này còn chưa tuyệt, thì người vẫn có thể hoàn dương. Có rất nhiều ví dụ như vậy. Khi chúng tôi giới thiệu về trải nghiệm cận tử trước đây, chúng tôi đã nói về một số trường hợp sống lại sau khi được tuyên bố là đã chết. Giáo sư Lý nghĩ về điều đó, một người phải “chết” đến mức độ nào mới được coi là chết thực sự?
Tất nhiên, không phải tất cả lúa mì đều có thể nảy mầm trước, và tất cả đậu phộng đều có thể sống lại. Tôn Trữ Lâm nói rằng cần phải câu thông với chúng. Ví dụ, một số đậu phộng sẽ nói rằng chúng không muốn nảy rễ nảy mầm và trở thành cây đậu phộng nhỏ, và sẵn sàng bị con người ăn. Tôn Trữ Lâm không thể ép buộc chúng.
Giao tiếp với thực vật
Tôn Trữ Lâm cũng đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt để đăng một bài báo trên tạp chí “Khoa học nhân thể Trung Quốc” về cách giao tiếp (câu thông) với thực vật, cảm giác như đang đọc một câu chuyện cổ tích. Hãy để tôi chia sẻ một vài câu chuyện với quý vị. “Khoa học Nhân thể Trung Quốc” là một tạp chí học thuật được Hiệp hội Khoa học Nhân thể Trung Quốc bảo trợ vào những năm 1990, xuất bản mỗi tháng một lần. Đó là một tạp chí có uy quyền trong lĩnh vực nghiên cứu công năng đặc dị.
Tôn Trữ Lâm nói rằng điều kiện quan trọng nhất để thực nghiệm thành công là có sự giao tiếp tâm linh với thực vật, sau khi giao tiếp, bạn sẽ thấy rằng thực vật có tình cảm và linh tính, chúng mang cả hỉ, nộ, ai, lạc của mình nói với bạn. Âm thanh của chúng nghe rất rõ ràng, và chúng đều có cá tính riêng.
Một lần khi đang thực hiện thực nghiệm tăng tốc độ nảy mầm của đậu nành, một hạt đậu nành đã đề xuất ý kiến: “Chật quá! Chật quá!! Tôi không thể chịu nổi nữa!” Lúc đó Tôn Trữ Lâm không hiểu điều đó có nghĩa là gì. Sau khi mầm mọc ra, cô ấy mới phát hiện ra rằng chiếc lọ quá nhỏ, cho quá nhiều đậu vào, mầm đậu mọc thành như ria mép, thật sự khiến người ta phải khóc cười vì kinh ngạc.
Một thí nghiệm đậu phộng khác. Thực nghiệm khi đó đã không thành công. Ngày hôm sau, Tôn Trữ Lâm câu thông với đậu phộng, và đậu phộng bắt đầu nói chuyện, nói rằng nó khó chịu và đau đớn. Tôn Trữ Lâm nhìn kỹ hơn bằng thiên mục của mình và thấy một sợi dây mảnh trên thân hạt đậu phộng. Hóa ra người bạn mời cô làm thực nghiệm đã đánh dấu trước vì sợ đậu phộng bị chuyển đi, nhưng anh ấy không nói với Tôn Trữ Lâm.
Một lần khác, một hạt đậu thực sự đã giúp Tôn Trữ Lâm chỉ ra những sai lầm trong thực nghiệm. Lần đó giáo sư đưa cho cô ba hạt đậu đỏ để làm thực nghiệm nảy mầm. Nhưng trong lúc vô ý, Tôn Trữ Lâm liên tục hô: “Đậu xanh, đậu xanh mau nảy mầm! Đậu xanh, đậu xanh mau nảy mầm!!!” Sau đó, cô nghe hạt đậu đáp lại: “Sai rồi! Sai rồi!” Cô không hiểu, nói tôi có chỗ nào sai? Cậu đang nói nhảm ư? Hạt đậu nói rằng nó không nói nhảm, bạn thực sự sai rồi. Tôn Trữ Lâm không kiên trì ý kiến của mình, sau khi xem xét kỹ hơn, cô phát hiện hóa ra mình quả thực đã niệm sai.
Điều này không thú vị sao? Người ta nói vạn vật có linh, thực vật tại sao coi là không có? Nếu bạn có hoa và cây trong nhà, tại sao không thử giao tiếp với chúng, biết đâu sẽ được thu hoạch bất ngờ.
Trên thực tế, có một câu nói cổ xưa gọi là “Tướng do tâm sinh”. Có một cách lý giải cho rằng, chữ “tướng” ở đây chỉ hoàn cảnh xung quanh chúng ta. Nó tùy theo tâm cảnh của chúng ta mà biến đổi. Nếu chúng ta coi hoàn cảnh xung quanh là thế giới cổ tích, có lẽ chúng ta sẽ sống như những nàng công chúa hay hoàng tử trong thế giới cổ tích.
Và Tôn Trữ Lâm cũng tựa hồ là một công chúa như vậy. Cô ấy nói rằng khi cô ấy làm sống lại những hạt đậu phộng đã nấu chín, cô ấy đột nhiên trở nên đặc biệt thư thái, như thể cảm thấy bản thân mình ngày càng trẻ ra. Một lần khác khi nụ hoa được thúc nở, cô cảm thấy mình chui vào trái tim của bông hoa và trở thành một phần của nụ hoa, cùng nó chia sẻ niềm vui nở rộ. Cô ấy nói cảm giác hợp thành nhất thể thật tuyệt vời không thể nào tả được!
Có lẽ đây là lý do tại sao Tôn Trữ Lâm có danh tiếng rất tốt trên Internet. Mặc dù siêu năng lực của cô ấy khiến người ta khó mà tin được, nhưng rất ít người nghi ngờ cô ấy lừa đảo, bởi vì có vẻ như Tôn Trữ Lâm đã thực hiện những thực nghiệm siêu năng lực này vì cô ấy thực sự yêu thích nó một cách rất đơn thuần, không có dụng ý dùng nó để mưu lợi hay kiếm tiền, mọi người cũng không phát hiện ra cô ấy có gì không ổn. Sau đó, cơn sốt khí công dần lắng xuống, và Tôn Trữ Lâm sống một cuộc sống bình thường với tâm hồn an yên.
Vâng, đó là tất cả cho câu chuyện ngày hôm nay. Lúc đầu chúng tôi đã nói rằng Tôn Trữ Lâm có 60 siêu năng lực, hôm nay chúng tôi chỉ bao gồm một vài trong số chúng. Thông tin thêm về siêu năng lực của Tôn Trữ Lâm và những câu chuyện tuyệt vời của cô ấy với các sư phụ không gian khác, quý vị hãy cùng xem tập tiếp theo nhé.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch