Những khẩu pháo siêu lớn này được Hitler ra lệnh chế tạo với mục đích dội những trận “bão lửa” hủy diệt thủ đô London của Anh để lật ngược thế cờ. Nhưng chỉ tiếc ý định này của Quốc trưởng Đức không thành công.
Năm 1943, trước những trận phản công dữ dội của Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh trên chiến trường, quân đội phát xít Đức buộc phải rút lui kể từ khi Thế chiến 2 bắt đầu. Thêm vào đó, giai đoạn này là thời điểm lực lượng không quân Đồng Minh tiến hành những trận không kích vào khu công nghiệp năng nằm sâu trong nước Đức, lực lượng không quân của Hitler không thể nào ngăn chặn những cuộc tấn công này.
Đây là điều khó có thể chấp nhận nổi với lãnh đạo Đức Quốc xã. Lúc này, Hitler yêu cầu chế tao mộ siêu vũ khí có thể bắn tới London từ phần đất mà quân Đức chiếm đóng tại Pháp. Ít người biết rằng không chỉ siêu vũ khí này mà trước đó, tên lửa V-2 – tiền thân của tên lửa đạn đạo ngày nay cũng được Hitler chế nhằm tấn công London nhưng không gây ra thiệt hại đáng kể.
Nhiều người có thể cho rằng Hitler mắc chứng hoang tưởng vì khoa học – thuật thời đó chưa đủ để chế tạo một loại vũ khí mà đến tận ngày nay con người mới có khả năng chế tạo được. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, loại vũ khí này hoàn toàn có thật.
Nó có tên là siêu pháo V-3 ( Supergun V3 Hochdruckpumpe), tầm bắn của vũ khí này là khoảng 165 km. Đây là một loại vũ khí đáng gờm được các nhà kỹ thuật quân sự của Đức chế tạo; nguyên phần nòng pháo đã dài tới 147m, gấp đôi 1 chiếc Boeing 747. Để tối ưu hóa tầm bắn, khẩu pháo này được đặt nghiêng 1 góc 45o so với mặt đất.
Do đó nhằm chịu được sức nặng của nòng pháo, một phần của nó được chôn dưới đất. Để viên đạn có đủ sức mạnh bay tới tới London cách đó hơn 160 km, người Đức đã lắp đặt thêm các bộ phận động cơ phản lực tăng tốc dọc theo nòng pháo, khi đi qua các động cơ phản lực sẽ tiếp thêm lực đẩy cho viên đạn.
Tốc độ viên đạn khi rời nóng pháo lên đến 5300 km/h và nó sẽ bay tới London trong vòng 2 phút. Không giống như bom hay tên lửa, người ta sẽ không nghe thấy âm thanh nào hết. Theo thiết kế, V3 có thể bắn một quả đạn pháo cỡ 150 mm, có khối lượng 140 kg.
Trong đợt bắn thử nghiệm đầu tiên vào tháng 5/1944, khẩu V3 có tầm bắn lên tới 88 km và trong lần thử thứ hai vào tháng 7, viên đạn rơi xuống vị trí cách xa khẩu pháo tới 93 km. Để đảm bảo bí mật trước các cuộc không kích của phe Đồng Minh, 25 khẩu siêu pháo V3 được bố trí trong boongke ngầm lớn nằm sâu dưới một ngọn đồi ở miền Bắc nước Pháp.
Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà đội ngũ kỹ sư phát xít Đức phải đối mặt trong quá trình chế tạo là thời gian. Với cơ chế thuốc phóng nhiều giai đoạn, khẩu siêu pháo V3 phải khắc phục được tình trạng rò rỉ hỏa khí, ngoài ra viên đạn còn phải có hình dạng đặc biệt để có thể bay ở vận tốc siêu thanh.
Sáu công ty khác nhau đã nghiên cứu thiết kế hình dáng đạn pháo nhưng đều không thành công. Hệ quả là những viên đạn pháo thường bay rất không chính xác và không trúng vào các mục tiêu đã định.
Để đảm bảo bí mật trước các cuộc không kích của phe Đồng Minh, 50 khẩu siêu pháo V3 được bố trí trong hầm ngầm lớn ở Mimoyecques, miền Bắc nước Pháp dùng để oanh tạc vào thủ đô của Anh. Vào tháng 3/1944, các khẩu siêu pháo V-3 sẵn sàng cho việc hủy diệt nước Anh nhưng đáng tiếc khẩu pháo này quá to để có thể giấu kín.
Nhiều người có thể phát hiện ra khẩu pháo này một cách dễ dàng; lực lượng chống Đức ở Pháp biết, người dân địa phương biết và họ đã báo cho lực lượng Đồng Minh. Ngay lập tức, Anh và Mỹ theo dõi các khẩu pháo này, họ đợi cho chúng gần hoàn thành rồi phá hủy chúng bằng một quả bom nặng hơn 5 tấn. Những quả bom này còn nặng hơn cả bom xuyên “tallboy” do Barney Uellis thiết kế.
Do quá to và cồng kềnh nên siêu pháo của Hitler trở thành mục tiêu ngon ăn của không quân Đồng Minh. Tuy vậy, Đức Quốc xã vẫn kịp chế tạo ba khẩu siêu pháo V3 với nòng ngắn hơn nhưng chỉ hai khẩu được sử dụng. Từ 11/1 – 22/2/1945, khoảng 183 quả đạn pháo được bắn nhằm vào thành phố Luxembourg mới được giải phóng, trong đó 143 quả đạn pháo rơi trúng mục tiêu nhưng gây thiệt hại không đáng kể.
Dù thất bại nhưng không thể phủ nhận năng lực khoa học kỹ thuật và công nghệ của Đức vào thời điểm đó. Yêu cầu thực chiến ngay khiến việc hoàn thiện bị ảnh hưởng. Nếu có thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm thêm chắc chắn mọi chuyện đã khác và quân Đồng Minh sẽ phải trả một cái giá cao hơn cho chiến thắng của mình.
Video:
Sơn Tùng