Ghi chép từ các cổ thư như Sơn Hải Kinh cho thấy trường sinh không phải dựa vào đan thuật hay dược phương mà dựa vào bí quyết này.
Cùng với sự gia tăng về đời sống vật chất, con người ngày càng khao khát sự trường thọ và bất tử để được hưởng thụ cuộc sống nhân gian nhiều hơn, tuy nhiên yêu cầu của họ không thể được đáp ứng bất chấp việc cả thế giới đều cho rằng nền công nghệ đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Do đó, họ không thể tin rằng tổ tiên chúng ta trong thời cổ đại đã có tuổi thọ vượt xa cuộc sống ngày nay.
Được lưu truyền từ thời cổ đại, quyển sách “Sơn Hải Kinh” được coi là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất thế giới, trong đó đã ghi lại việc một số quốc gia có tuổi thọ rất cao, thậm chí là bất tử.
Theo những ghi chép lại trong “Sơn Hải Kinh, Hải Ngoại Tây Kinh”, có một đất nước nghèo tên Xuân Viên, nằm bên cạnh những ngọn núi, nơi con người có thể sống 800 năm mà không chết. Ngoài ra, còn có một quốc gia tên Bạch Dân Quốc, nằm ở phía bắc vùng đất Long Ngư, nơi có người da trắng với mái tóc buông xõa. Bạch Dân Quốc có một loại dã thú được gọi là “Thừa Hoàng”. Linh thú này có hình dạng như một con cáo bình thường, nhưng nó lại có sừng ở phía sau. Người ta đồn rằng con người có thể sống trong 2000 năm nếu họ cưỡi được nó.
Ngoài ra, còn có một quốc gia bất tử khác, đó là: “Những người bất tử ở phía Đông, họ có nước da màu đen, sống rất lâu và không chết.” Điều đó có nghĩa là có một nơi nào đó ở phía Đông Trung Hoa có những người da màu đen, họ có tuổi thọ rất cao, và nơi đây không tồn tại cái chết.
Còn có những ghi chép trong “Thần Di Kinh” nhà Hán Đông Phương, sách kể rằng có một quốc gia tên Hạc Quốc ở phía Tây Bắc. Những người dân trong đất nước này rất nhỏ bé, chiều cao của họ chỉ khoảng 18 cm, nhưng có thể sống đến ba trăm tuổi. Họ đi như bay, ngày đi bộ hàng trăm dặm, không ai dám xâm phạm đến họ. Tuy nhiên, họ lại rất sợ những con thiên nga, bởi vì những con thiên nga có thể nuốt chửng khi nhìn thấy họ. Cũng theo các thư tịch này, những con thiên nga mà nuốt chửng được họ thì cũng có thể sống đến ba trăm tuổi, bay hàng ngàn dặm mỗi ngày.
Trong quyển “Thập Di Ký” của Triều đại Đông Tấn cũng ghi lại một quốc gia gọi là Đà Di Quốc. Người dân ở quốc gia này chỉ cao khoảng 1 mét, nhưng họ có thể sống hàng ngàn năm. Trong quyển “Bác Kiện Chí” vào thời Tây Tấn có ghi chép về một đất nước của những người khổng lồ. Người dân ở đó có thể cao đến 9 mét và sống đến 8000 năm tuổi.
Vào thời cổ đại, không chỉ có những quốc gia mà ở đó tuổi thọ con người rất cao, thì còn có những quốc gia bất tử, với những loại thuốc bất tử. Trong “Sơn Hải Kinh‧ Đại hoang Nam Kinh” (ở giữa vùng hoang dã) có ghi chép về một đất nước bất tử. Món ăn của họ là từ những cây cam thảo. Một nhà phê bình họ Kim dưới triều đại Tấn nhận xét: Cam thảo là một loại cây bất tử. Nếu mọi người ăn nó, họ có thể trường sinh bất tử. Theo các truyền thuyết còn lưu lại trong thời cổ đại, cam thảo không phải là một loại thuốc mà ăn vào có thể ngay lập tức trường sinh bất tử, họ phải mất một thời gian dài sử dụng thì mới có hiệu quả.
“Hải Nội Tứ Kinh” có nhắc đến (Côn Lôn) Khai Minh Bắc có nhiều loại cây như cây Châu, cây Văn Ngọc, cây Bất Tử, cây Phong Hồ, cây Cam Túc,…Điều đó có nghĩa là gần núi Côn Lôn có những cây bất tử, và có nhiều thần mộc khác. Nhưng chúng được bảo vệ bởi các loại động vật rất kỳ lạ. Nó giống như một con quái thú và những con chim công ở phía Nam của dãy núi Côn Lôn, người tầm thường không dễ mà có thể hái được chúng.
Trong “Đại Hoang Nam Kinh” có ghi chép lại, Núi Vu có ” Địa dược, Bát Trai”, và Quách Ngụy đã nhận xét rằng “Thần dược của Hoàng đế cũng ở đây”. Vậy “Thần dược” được nhắc đến ở đây phải chăng là một loại thuốc bất tử.
Những ghi chép của thời cổ đại phải chăng chỉ là truyền thuyết, hay nó là những thứ mà thế giới chúng ta không thể có được bằng cái gọi là công nghệ hiện đại. Kì thực, vũ trụ là vô biên, Trái đất và con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Liệu rằng có sự tồn tại của một cuộc sống tiên tiến hoàn toàn khác với con người trong vũ trụ bao la này không? Trong một không gian đa chiều, có chắc sẽ không có sự sống bất tử? Tại sao người cổ đại có rất nhiều các ghi chép về thuật trường sinh nhưng con người thời nay đều chưa có một nghiên cứu nào đáng chú ý?
Có một điều phải nhấn mạnh rằng khoa học của Trung Hoa cổ đại và khoa học hiện đại có cách tiếp cận và nghiên cứu hoàn toàn khác nhau. Cách thức phát triển của khoa học hiện đại là khi một hiện tượng được mắt thấy tai nghe mới đi nghiên cứu nó nên những gì nó tìm ra chỉ có thể giới hạn trong không gian vật chất này. Khoa học của Trung Hoa cổ đại ngược lại nhắm thẳng vào những thứ như nhân thể, vũ trụ để nghiên cứu nên nó không ngại tiếp cận đến những thứ mắt không nghe, tai không thấy, những thứ siêu hình bí ẩn và đột phá các tầng không gian.
Cách tiếp cận này cũng giúp cổ nhân nhận thức một cách minh xác rằng, vạn vật trong vũ trụ đều chịu tác dụng của quy luật Thành – Trụ – Hoại. Tầng thứ sinh mệnh khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau. Chẳng hạn: trái cây để lâu sẽ hỏng, ruồi muỗi chỉ sống được vài tuần, chó mèo sống được hơn 10 năm, con người thì được 100 năm,… Muốn đề cao tuổi thọ thì không thể truy cầu vào dược phương nào đó mà nhất thiết cần tu dưỡng bản thân, thân tâm tĩnh tại, sống hòa hợp với tự nhiên. Con người ngày nay sống trong xã hội hiện đại, công việc áp lực, đầu óc căng thẳng, giờ giấc không hợp lý, sử dụng các sản phẩm nhiễm hóa chất…thì kì thực muốn có được cuộc sống trường thọ sẽ chỉ giống như “mò trăng đáy nước” mà thôi.
Hoài Anh