Cứu Thế Chủ và quân đội của Ngài đánh bại rồng đỏ trong bảy hồi kèn. Sau đó, các thiên sứ đổ bảy bát vàng chứa đầy cơn thịnh nộ của Thần, và đại tai họa ngày tận thế bắt đầu. Mỗi chiếc bát vàng rơi xuống đối ứng với một trường tai nạn. Bát thứ sáu được đổ ra trên sông Euphrates…
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng quý vị đến tham khám những bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi.
Những ngày gần đây, quý vị có thể luôn thấy những tin tức liên quan đến hạn hán. Mực nước ở thủy thành Venice, Ý thấp đến mức không thể chèo thuyền; Ở Pháp, trong suốt 31 ngày trời không mưa; Ở Trung Đông, vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ (Fertile Crescent) biến thành Trăng lưỡi liềm hoang mạc, v.v., người nhìn thấy không khỏi kinh sợ. Bởi vì sau những đợt hạn hán diện tích lớn như vậy, khẳng định là một diện tích lương thực lớn bị giảm sản lượng. Sự giảm sản lượng lương thực ý vị điều gì? Liệu có xuất hiện một nạn đói lớn được đề cập trong rất nhiều dự ngôn về ngày tận thế không?
Chúng tôi không biết. Nhưng giữa tất cả các tin tức liên quan đến hạn hán, việc sông Euphrates cạn kiệt đã làm dấy lên lo lắng về ngày tận thế. Bởi vì trong Kinh Thánh “Khải huyền”, cuốn sách dự ngôn nổi tiếng, sự khô cạn của sông Euphrates cũng giống như người Do Thái phục quốc, là một trong những dấu hiệu ngày tận thế được nhiều người quan tâm nhất. Hiện tại hai dấu hiệu này đều đã đoái hiện, ngày tận thế trong dự ngôn có đang đến không?
Dòng sông chảy ra từ Vườn Địa Đàng
Trước tiên xin giới thiệu một chút về dòng sông này. Euphrates là con sông dài nhất ở Tây Á, bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua Syria và Iraq, cuối cùng đổ vào Vịnh Ba Tư, tổng chiều dài hơn 3.000 km, bằng khoảng một nửa chiều dài của sông Trường Giang. Nước sông chủ yếu đến từ nước mưa và tuyết tan.
Euphrates cũng là một trong những con sông có ý nghĩa lịch sử nhất. Từ cách đây 5000 năm, nó xuất hiện trong văn tự hình chêm của Iraq. Lúc đó, nó được gọi là sông Branuna, có nghĩa là dòng sông thần thánh. Sau đó, nó xuất hiện trong “Sáng Thế ký” của Kinh Thánh với tư cách là một trong bốn con sông chảy ra từ Vườn Địa Đàng.
Trong truyền thuyết của người Do Thái, sông Euphrates cũng có ý nghĩa phi phàm. Khoảng 4000 năm trước, Abraham, tổ tiên của người Do Thái, đã tiếp thụ lời kêu gọi của Thần, từ quê hương ở thành Ur vượt sông Euphrates đến vùng Canaan. Canaan gần tương ứng với Israel hiện tại và bờ Tây sông Jordan. Đây là vùng đất Thần ban cho Abraham và con cháu ông, được gọi là vùng Đất Hứa, và sông Euphrates chính là một trong những biên giới của Canaan.
Sông Euphrates cổ lão luôn có thủy lượng sung mãn, và một ốc đảo xanh hình lưỡi liềm được hình thành bởi sông Tigris gần đó và ba lưu vực của sông Jordan, trong lịch sử được gọi là vùng đất màu mỡ của Tân Ước. Vùng đất này có thể nói là ốc đảo xanh tươi lớn nhất vùng sa mạc Trung Đông, nó cũng đồng thời là cái nôi của nền văn minh địa khu này.
Vùng Đất Hứa Canaan
Khu vực phía đông và phía bắc của “Trăng lưỡi liềm màu mỡ” Fertile Crescent là “Lưu vực lưỡng hà” nổi tiếng, nơi có hai con sông lớn là Tigris và Euphrates. Mỗi năm đến mùa xuân, nước sông lại đầy tràn, mang đến cho vùng bình nguyên phía nam lượng phù sa màu mỡ. Con sông có sản lượng cá phong phú, lòng sông rộng cũng cung cấp giao thông đường thủy thuận tiện, làm phương tiện cho buôn bán và vãng lai. Do đó, từ xưa đến nay, hai lưu vực sông đều là quê hương của cá và lúa gạo ở địa khu Trung Đông, sản sinh ra không ít nền văn minh cổ lão. Ur, quê hương của Áp-ra-ham và Vương quốc Babylon cổ đại huy hoàng một thời đều từng nằm ở vùng đất này.
Ai Cập ở phía tây của mảnh đất “Trăng lưỡi liềm màu mỡ” cũng là một vùng đất giàu có. Điều thú vị là ở trung gian của vùng đất này, Canaan, miền đất hứa của người Do Thái lại rất nắng nóng. Sông Giô-đanh đoạn chảy qua Canaan hẹp và ngắn, đất đai hai bên bờ sông phần lớn không màu mỡ lắm, không thuận lợi cho việc trồng trọt. Điều này thật kỳ lạ. Mảnh Đất Hứa của Thần tại sao lại là một khối thổ nhưỡng cằn cỗi?
Có lẽ chúng ta có thể tìm ra manh mối nào đó từ một đoạn lời của Môsê năm đó. Môsê nói rằng vùng đất này là “sự quyến cố của Thần” (Thân Mệnh Ký 11:12). Nếu con dân của Thần chỉ tín phụng lời của Thần, Thần “tất sẽ theo mùa mà giáng mưa thu mưa xuân trên vùng đất của các ngươi, khiến các ngươi có thể thu hoạch ngũ cốc, có rượu và dầu mới, và để cho các ngươi no đủ, sẽ khiến đồng cỏ có cỏ mọc cao cho gia súc của các ngươi” (Thân Mệnh Ký 11:14).
Xác thực là như vậy. Nguồn nước tự nhiên ở khu vực Canaan về cơ bản phụ thuộc vào nước mưa, tức là dựa vào Trời để có bữa ăn. Hàng năm vào khoảng tháng 11, có một trận mưa thu để làm ẩm vùng đất khát khô cằn vào mùa khô, làm đất tơi xốp và thích hợp cho việc trồng trọt. Tháng 3 và tháng 4 năm sau sẽ có một trận mưa xuân nữa để cây trồng có đủ nước sinh trưởng, đây cũng là mấu chốt để có một vụ mùa bội thu. Nếu không có mưa thu thì đất không thể gieo trồng, không có mưa xuân thì không thể thu hoạch được nông vật phẩm.
Chỉ cần mọi người chiểu theo lời chỉ dẫn của Thần mà sinh sống, Thần sẽ theo mùa mà giáng xuống hai trận mưa, khiến cho nơi đây mưa thuận gió hòa, cuộc sống phú dụ. Nếu mọi người vi phạm lời Thần, thì hai trận mưa sẽ không đến kịp thời, mùa màng sẽ không được thu hoạch, đời sống của mọi người sẽ khó khăn. Đó là lý do tại sao một số học giả nghiên cứu Kinh Thánh nói rằng ở Canaan, địa lý và tín ngưỡng được kết hợp làm một với nhau, và nơi đây là “lớp học tâm linh mà Thần đích thân an bài, là nơi rèn luyện tín tâm”. Và đây cũng chính là lý do tại sao Canaan được gọi là “Miền Đất Hứa”, chỉ những ai thuận phục Thần mới được Thần chiếu cố.
Kiếp nạn ở Giê-ru-sa-lem
Đạo lý thì ai cũng hiểu, nhưng để thực hiện được thì có lẽ lại là một chuyện khác. Sau năm 1400, vào thời đại vua Sê-đê-kia của Vương quốc Giu-đa, người Do Thái dần dần quay lưng lại với Thần, đến mức Thần không thể dung thứ. Vì vậy, Thần đã quyết định thu hồi lại Miền Đất Hứa.
Nhưng Thần luôn từ bi. Vì vậy, Thần đã gửi nhà tiên tri Giê-rê-mi đến để cảnh báo thế nhân, xem liệu có bất kỳ cơ hội nào để họ được lưu lại hay không.
Sinh ra trong một gia đình tế tư (thầy tế), Giê-rê-mi đã trở thành phát ngôn viên của Thần từ khi còn rất trẻ. Ông thiên tính lương thiện, khi đối mặt với tội ác của bách tính và sự trừng phạt đang đến của Thần, thường thống khổ đến mức nước mắt đầm đìa. Chính vì thế ông còn được mệnh danh là “nhà tiên tri nước mắt”.
Giê-rê-mi đến Giê-ru-sa-lem, đi tứ xứ để thị sát, phát hiện toàn thành đầy rẫy tội nghiệt và bất trung. Mọi người, bất kể địa vị cao thấp, đều tham lam những lợi ích bất nghĩa. Giết người, trộm cắp, ngụy thiện, gian dâm, nói dối và rất nhiều những thứ khác mà Thần không cho phép làm. Cả nhà dự ngôn và thầy tế đều đang nói những dự ngôn giả, tô điểm thái bình. Mọi người không biết nên đều thích nghe.
Giê-rê-mi càng lúc càng cay đắng. Ông chạy đến cổng Thánh điện, bắt đầu kêu lên rằng mối nguy hiểm đang đến từ phía bắc, sẽ phá hủy các thị trấn của Giu-đa. Nhưng không ai để ý đến ông. Dưới sự hướng dẫn của Thần, Giê-rê-mi đến nhà một người thợ gốm. Ông thấy người thợ gốm nhào nặn đồ gốm vỡ thành đất sét, rồi dùng đất sét để làm những chiếc bình khác mà bản thân thích. Lúc này, Thần nói với Giê-rê-mi rằng, Thần cũng như là thợ gốm của Israel, có thể phá bỏ bất cứ lúc nào và xây dựng lại theo ý muốn. Giê-rê-mi lấy một chiếc bình của thợ gốm, đập vỡ chiếc bình trước công chúng, nói với mọi người rằng Thần cũng sẽ đập vỡ người dân Giê-ru-sa-lem và thành Giu-đa. Nhưng mọi người vẫn không phản ứng.
Dưới con mắt của Thần, Giê-ru-sa-lem lúc này đã không thể cứu chuộc được nữa. Thần muốn trừng phạt họ. Giê-rê-mi không nhẫn tâm, chạy xung quanh hét lớn với mọi người: “Các người hãy hát về Thần, hãy ca ngợi Thần.” Tuy nhiên, những gì ông gặt hái được chỉ là sự chế giễu, xúc phạm từ bách tính. Tổng quản Thánh điện Pashhur tức giận, cuối cùng đã trói Giê-rê-mi giam lại.
Tuy nhiên, Giê-rê-mi vẫn không im lặng. Ông nói với Pashhur rằng ông ta sẽ bị bắt làm phu tù ở Babylon, và khẳng định sẽ chết ở đó. Trong khi đối đáp với quốc vương Sê-đê-kia, Giê-rê-mi thẳng thừng tuyên bố rằng vua Babylon sẽ bao vây thành Giê-ru-sa-lem, dịch bệnh, gươm giáo, đói kém và hỏa hoạn sẽ hủy diệt cư dân. Bản thân quốc vương cũng sẽ bị bắt làm phu tù ở Babylon.
Lúc đó, quốc vương bắt đầu sợ hãi, thỉnh cầu Giê-rê-mi hướng Thần cầu nguyện cho quốc gia Giu-đa. Nhưng Giê-rê-mi từ chối thỉnh cầu của ông. Ông nói rằng chuyện đến lúc này, việc Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt là không thể tránh khỏi.
Lời dự ngôn của nhà tiên tri quả nhiên ứng nghiệm. Không lâu sau, quân đội Babylon từ phía bắc kéo đến. Giê-ru-sa-lem tan nát sau 18 tháng bị bao vây. Toàn bộ thành phố đều bị lửa thiêu rụi. Nê-bu-cát-nết-sa II, vua của Babylon, đã xiềng xích Sê-đê-kia và đưa ông về nhà như một chiến lợi phẩm.
Babylon sụp đổ
Nhưng Nê-bu-cát-nết-sa rất thân thiện với Giê-rê-mi, thả ông ra và mời ông sang Babylon với mình, nhưng Giê-rê-mi cự tuyệt. Vì ông nhìn thấy rằng lưỡi gươm của Thần cũng sẽ giáng xuống Babylon. Babylon từng là “chén vàng” trong tay Thần, thịnh vượng và giàu có. Một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, Vườn treo Babylon trong truyền thuyết được cho là do Nê-bu-cát-nết-sa xây dựng. Tuy nhiên, người Babylon cũng vì điều này mà trở nên cuồng vọng, không còn sùng bái Thần mà bắt đầu tôn sùng ngẫu tượng bằng gỗ, thậm chí còn muốn tranh cao thấp với Thần. Quay lưng lại với Thần, thì sẽ có ngày bị Thần vứt bỏ.
Giê-rê-mi dự ngôn rằng một ngày nào đó hạn hán sẽ theo gươm giáo mà đến, nguồn nước của họ sẽ cạn kiệt. Người Medes ở Ba Tư sẽ đoạt được vương quốc của họ. Babylon sẽ “vĩnh viễn không người ở, thời thời đại đại đều không có người ở” (Sách Giê-rê-mi 50:39).
Vị quốc vương kiêu hãnh của Babylon hoàn toàn không tin điều đó. Tại sao? Hãy nhớ rằng Babylon được xây dựng bên bờ sông Euphrates (Ơ-phơ-rát). Sông Euphrates có lượng nước rất dồi dào từ thời cổ đại. Dòng sông lớn ầm ầm chảy qua thành phố, và người Babylon chưa bao giờ phải lo lắng về nguồn nước. Bên cạnh đó, tường thành Babylon khét tiếng kiên cố, có thể nói là tường đồng, tường sắt. Để vào thành Babylon, bạn chỉ có thể vào qua cổng hoặc vượt qua sông Euphrates. Nơi sông Euphrates chảy vào và chảy ra đều có những cánh cổng kim loại được khóa chặt. Với sự phòng thủ như vậy, làm sao có thể phá được?
Tuy nhiên, 48 năm sau, vua Cyrus II của Ba Tư đã tìm ra cách phá thành. Ông đã cho đào một con kênh trên sông Euphrates để chuyển hướng nước của sông. Sau khi đào gần hết, ông lặng lẽ hạ trại ở ngoài thành với một đội quân lớn, chờ đợi thời cơ.
Và thời cơ đã đến! Hôm ấy vừa khớp có một ngày đại lễ ở Babylon, vua Bên-xát-sa (Belshazzar) lúc bấy giờ mở tiệc lớn chiêu đãi một ngàn đại thần, mọi người uống rượu vui vẻ. Đột nhiên, một bàn tay xuất hiện trên tường, viết một số từ tối nghĩa. Quốc vương thất sắc. Không ai trong số những nhà thông thái của nhà vua có thể hiểu được những chữ đó, duy chỉ có nhà tiên tri Do Thái Daniel, người đương thời đang ở đó mới có thể hiểu được. Daniel nói rằng: “(Thần) đã đếm đến ngày cuối cùng của vương quốc của ngài… Ngài đã được cân nhắc, bị phát hiện là thiếu nợ… Vương quốc của ngài sẽ phân chia, sẽ quy về người Medes và người Ba Tư” (Daniel 5:25-28). Nói một cách đơn giản, hôm nay chính là ngày Babylon vong quốc. Mọi người trân trân nhìn nhau, đều cảm thấy không thể tin được. Vong quốc ư? Kẻ địch ở đâu?
Kẻ địch đã từng bước từng bước tiến vào thành trên cái đáy lầy lội của sông Euphrates khô cạn. Hóa ra người Ba Tư bên ngoài thành đã chuyển hướng thượng nguồn sông Euphrates qua con kênh vào đêm hôm đó. Ở hạ lưu, lòng sông khô cạn đã trở thành một đại lộ rộng rãi. Quân Ba Tư tiến vào từ dưới cổng sắt, đột nhập vào thành phố mà không phải đổ máu. Vua Bên-xát-sa bị giết vào đêm đó, và Babylon sụp đổ. 400 năm sau, thành phố huy hoàng một thời này đã hoàn toàn bị bỏ hoang, sau 2.000 năm ngủ yên dưới lòng đất, mãi đến đầu thế kỷ 19 mới được các nhà khảo cổ khai quật. Nó thực sự ứng nghiệm với những gì Giê-rê-mi đã nói hồi đó, thời thời đại đại không có ai cư ngụ ở đó.
Thành Giê-ru-sa-lem Mới trong Kinh Thánh “Khải Huyền”
Sau khi giới thiệu xong truyền kỳ về sông Euphrates, dưới đây chúng ta tiếp tục giới thiệu “Khải huyền”, sách dự ngôn quan trọng nhất trong Kinh Thánh.
“Khải huyền” (Apocalypse) được viết vào 2.000 năm trước, chủ yếu là dự ngôn về các dấu hiệu của ngày tận thế và sự xuất hiện của Cứu Thế Chủ.
Thành Babylon, nơi đã biến mất trong dự ngôn, đã lần nữa xuất hiện. Nó được miêu tả thành một đãng phụ cưỡi một con rồng đỏ lớn có bảy đầu, mười sừng. Con rồng đỏ lớn sau khi nuốt chửng cô nàng phóng túng đã chiến đấu với Cứu Thế Chủ. Cứu Thế Chủ ngồi trên ngôi báu, vì toàn nhân loại mà hy sinh như một chú “cừu non”. Cừu non mở ra bảy chiếc ấn, tiếp theo thiên sứ thổi bảy hồi kèn. Cứu Thế Chủ và quân đội của Ngài đánh bại rồng đỏ lớn trong âm thanh của hồi kèn. Sau đó, các thiên sứ đổ bảy chiếc bát vàng chứa đầy cơn thịnh nộ của Thần, và đại tai họa ngày tận thế liền bắt đầu.
Mỗi chiếc bát vàng rơi xuống đối ứng với một trường tai nạn. Bát thứ sáu được đổ ra trên sông Euphrates. Sau khi đổ xuống, “sông cạn khô để dọn đường cho quân vương của phương Đông” (Khải huyền 16,12). Ai là quân vương của phương Đông, ông ấy sẽ làm gì ở bên kia sông Euphrates? Trong dự ngôn không có thuyết minh.
Hãy quay trở lại câu hỏi ban đầu. Sau hạn hán, ngày tận thế sẽ đến? Ngày tận thế có thể sẽ đến, có thể sẽ không đến. Nói thế nào đây?
Bởi vì sau khi đại tai nạn kết thúc, một thế giới mới được Cứu Thế Chủ sáng tạo ra. Đây chính là Giê-ru-sa-lem Mới từ Trời giáng xuống. Tân thế giới sẽ không có Vườn Địa Đàng, cũng không có A-đam và Ê-va. Rất nhiều cư dân ở đây là đến từ thế giới cũ, tất cả họ đều đã trải qua sự thẩm phán của Cứu Thế Chủ, và tên của họ được ghi trong sách Sinh Mệnh.
Sông Euphrates chảy từ thế giới cũ của Vườn Địa Đàng đã khô cạn, nhưng dòng nước sinh mệnh sẽ chảy ra từ ngai vàng của Cứu Thế Chủ. Cứu Thế Chủ nói rằng, bất cứ ai khát đều có thể đến uống tự do.
Nhưng những người không có tên trong sách Sinh Mệnh thì không thể uống được. Vì vậy, đối với họ, có lẽ tận thế chính là tận thế. Vì không được sang thế giới mới, họ sẽ bị ném xuống hồ lửa.
Mời quý vị xem video gốc tại đây.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch