Đại Kỷ Nguyên

Sự thật về thuyết tiến hóa: Những cỗ máy nano siêu đẳng bên trong mỗi tế bào sinh vật

(Ảnh: Internet)

Trình độ khoa học hiện nay của chúng ta ở thế kỷ 21 này đã cách xa một trời một vực so với trình độ khoa học vào thời của Darwin trong thế kỷ 19. Thời đó Darwin nhìn các tế bào qua ống kính hiển vi thô sơ và tưởng rằng tế bào đơn giản lắm, sự sống đơn giản lắm. Ông không hề biết đến những bí mật của tế bào và thế giới kỳ diệu bên trong mỗi tế bào sinh vật. Chính vì vậy Darwin mới nghĩ rằng từ các chất hữu cơ (hay là “nước súp nguyên thủy”) sự sống có thể tự nảy sinh, với sự xuất hiện của tế bào đơn giản đầu tiên, rồi dần dần tiến hóa thành những sinh vật lớn hơn và phức tạp hơn.

“Cây tiến hóa”, phỏng theo thuyết tiến hóa. Cho đến tận ngày nay khoa học vẫn hoàn toàn không biết đâu là nguồn gốc của sự sống, không biết tế bào “đầu tiên” từ đâu mà có. Hiện nay người ta đang tạm giả thuyết rằng sự sống ngẫu nhiên tự nảy sinh từ các chất hữu cơ đơn giản (hay là “bát súp nguyên thủy”). Nhưng đó hoàn toàn chỉ là giả thuyết. (Ảnh: Internet)

Quý độc giả lưu ý:

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

Ai đã tạo ra thế giới kỳ diệu bên trong mỗi tế bào?

Ngày nay, kính hiển vi điện tử hiện đại đã cho phép các nhà nghiên cứu hé nhìn vào thế giới bí ẩn bên trong tế bào. Nhờ có kính hiển vi điện tử chúng ta biết rằng Darwin đã sai, bởi vì hoàn toàn không có bất kỳ một sinh vật nào đơn giản. Thậm chí ngay cả một tế bào vi khuẩn nhỏ bé nhất, “sơ khai” nhất cũng đã vô cùng tinh vi và phức tạp một cách đáng kinh ngạc.

Các tế bào, trái với tưởng tượng của Darwin, thực chất là những nhà máy vĩ đại nhưng lại có kích thước siêu nhỏ, trong đó có hằng hà sa số các motor, máy phát điện, máy nghiền rác, cổng canh, hành lang vận chuyển, CPU, ngân hàng dữ liệu…

Chiêm ngưỡng “thế giới” bên trong tế bào:

“Chúng ta vẫn luôn đánh giá thấp tế bào… Toàn bộ tế bào có thể được xem là một nhà máy chứa một mạng lưới phức tạp các dây chuyền lắp ráp ăn khớp với nhau, mỗi dây chuyền trong đó bao gồm một bộ các cỗ máy protein lớn… Tại sao chúng ta lại gọi chúng là cỗ máy? Chính xác là vì, giống như các cỗ máy được con người phát minh ra để đối phó hiệu quả với thế giới vĩ mô, những cỗ máy protein này chứa các bộ phận động (moving part) hòa hợp nhịp nhàng với nhau một cách cao độ”.

(Bruce Alberts, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, “Tế bào giống như một tập hợp các cỗ máy protein: Chuẩn bị cho các nhà sinh học phân tử thế hệ kế tiếp”, Tế bào, số 92, ngày 8/2/1998, trang 291)

Giả sử thuyết tiến hóa là đúng, thế thì nó phải chỉ rõ được “tế bào đầu tiên” cùng với các cỗ máy tinh vi bên trong tế bào từ đâu mà có? Lực lượng nào đã tạo ra chúng? Tuy nhiên trong thực tế thuyết tiến hóa không chứng minh được gì. Những người ủng hộ thuyết tiến hóa cũng phải thừa nhận họ không biết đâu là nguồn gốc thực sự của sự sống.

“Quan niệm phổ biến rằng các tế bào ban sơ là điểm bắt đầu của nguồn gốc các loài là rất sai lầm. Những tế bào như vậy không hề sơ khai về mặt chức năng. Về cơ bản chúng chứa các thiết bị sinh hóa học giống như các tế bào ngày nay. Vậy thì, tế bào ban sơ đã xuất hiện bằng cách nào? Câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này là: chúng ta không biết!”

(Tiến sỹ David E. Green, Tiến sỹ Robert F. Goldberger, “Những hiểu biết ở cấp phân tử về tiến trình sống”, Academic Press, New York, 1967, trang 403)

“Người ta phải công nhận rằng, trái ngược với quan niệm phổ biến hiện nay, một kịch bản miêu tả sự sống trên Trái đất nảy sinh do ngẫu nhiên và các nguyên nhân tự nhiên, sao cho có thể được chấp nhận dựa trên thực tế chứ không phải niềm tin, thì vẫn chưa hề được viết ra”.

(Tiến sỹ Yockey, Hubert P., “Một tính toán về xác suất của việc sự sống ngẫu nhiên tự nảy sinh bằng cách sử dụng thuyết Thông tin”, Journal of Theoretical Biology, 1977, tập 67, trang 398)

Rốt cuộc sự sống bắt nguồn từ đâu? Để tìm câu trả lời, hãy cùng xem xét một số cỗ máy “sơ khai” trong số hàng ngàn loại máy móc đang hiện hữu và hoạt động không ngừng nghỉ trong mỗi một tế bào của tất cả mọi sinh linh trên Trái Đất, kể cả chúng ta. Quả thật, không một ai khi đã nhận ra vẻ đẹp, sự tinh vi và phức tạp không thể tưởng tượng của thế giới bên trong tế bào mà lại không giật mình sửng sốt trước sức mạnh vĩ đại của Tạo Hóa.

I. ATP Synthase – những “tuabin điện” siêu phàm

Bên trong mỗi tế bào nhân chuẩn có từ vài chục đến vài ngàn bào quan Mitochondrion. Bên trong mỗi Mitochondrion có hàng ngàn enzym ATP Synthase. Chính tại đây có một điều khiến người ta phải kinh ngạc: Enzym này vốn là một cấu trúc sinh học bên trong cơ thể sinh vật, do Tự Nhiên tạo ra, thế nhưng nó lại có cấu tạo rất giống với các động cơ điện của con người. ATP Synthase thực sự là các cỗ máy nano siêu việt, theo đúng nghĩa đen. Cỗ máy nano của Tạo Hóa dùng tuabin điện để biến động năng thành hóa năng với hiệu suất xấp xỉ 100%, vượt xa tất cả mọi máy móc của con người.

ATP Synthase – máy phát điện của tế bào:

Trong video là 2 ATP Synthase. Tốc độ quay của động cơ trên thực tế vào khoảng 9.000 vòng/phút. Tốc độ động cơ trong video đã được làm chậm lại để tiện quan sát. Chúng là các cỗ máy nano siêu đẳng, có hiệu suất lên đến gần 100%. Bên trong cơ thể bạn có hàng triệu tỷ siêu động cơ này đang xoay chuyển rất nhanh, không ngừng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.

Cấu trúc của các cỗ máy ATP Synthase. Cỗ máy này bao gồm nhiều bộ phận phức tạp, sử dụng nhiên liệu điện là dòng ion dương H+. Loại siêu động cơ này có hiệu suất gần 100%, một con số mà có nằm mơ các kỹ sư cơ khí cũng không dám nghĩ đến. (Ảnh: Internet)

Có thể có người sẽ nghĩ “Ồ! Các hệ thống máy móc bên trong tế bào tinh vi và kỳ diệu đến vậy sao?”, thế nhưng đây mới chỉ là những hiểu biết hiện nay của nhân loại về tế bào mà thôi. Thực ra tế bào phức tạp đến nỗi mấy trăm năm nay các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu chúng, nhưng những gì họ có thể khám phá ra về chúng thì vẫn chỉ như giọt nước trong đại dương, chẳng thấm vào đâu cả!

Ngoài mạng lưới các cỗ máy ATP Synthase, bên trong Mitochondrion còn có nhiều hệ thống máy móc khác:

Tại sao các cấu trúc sinh học bên trong tế bào – tạo vật của Tự Nhiên, lại hết sức giống với các máy móc cơ khí – tạo vật của con người? Chúng rất giống nhau, có khác chăng là các cỗ máy nano của Tạo Hóa có hiệu suất cao hơn rất nhiều so với các cỗ máy của con người mà thôi.

II. Động cơ roi bơi của vi khuẩn

Cách đây không lâu, giới khoa học đã khám phá ra một sự kiện chấn động trong quá trình nghiên cứu về vi khuẩn. Khám phá này đã khiến rất nhiều khoa học gia phải xem xét lại thuyết tiến hoá, và có một cách nhìn khác về Tạo Hóa.

Đó là khi người ta phát hiện ra rằng các vi khuẩn di chuyển bằng những cái đuôi có cấu trúc tinh vi, và những cái đuôi này gắn liền với một bộ cơ khí phức tạp ngoài sức tưởng tượng. Đây quả thực là các động cơ điện theo đúng nghĩa đen. Nhiều loại vi khuẩn có kiểu động cơ này, ví dụ vi khuẩn E. Coli.

Roi bơi của vi khuẩn là một động cơ quay đúng nghĩa, với 1 motor, 1 stator, 1 cái giá, 1 khớp chữ U, 1 bộ ly hợp, 1 bộ dẫn động, cùng một số bộ phận khác. Có thể thấy động cơ roi bơi rất giống một động cơ quay của con người, có đầy đủ các bộ phận với những chức năng như vậy. Bên phải là ảnh chụp động cơ roi bơi của vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử. Bên trái là hình vẽ mô tả cấu trúc động cơ. Các bộ phận đều khá quen thuộc, như rotor, stator, trục động cơ, vv… Các kỹ sư cơ khí và các nhà sản xuất thừa nhận rằng động cơ này đã bỏ xa kỹ thuật hiện đại của con người vì nó không cần đến dây điện và có thể chạy ngay trong môi trường nước.

Cỗ máy nano siêu đẳng này có thể sẽ tạo tiền đề đưa kỹ nghệ xe ôtô và cơ khí thế giới lên một tầm cao mới trong tương lai. Chúng ta đang đối diện với một “bộ máy cơ khí chạy bằng điện tối tân” có kích cỡ nhỏ nhất thế giới. 100.000 bộ máy như vậy có thể xếp vừa vặn bề ngang của một sợi tóc.

Khi bơi, vi khuẩn không vẫy đuôi mà dùng một động cơ quay để tạo ra lực đẩy. Dưới đây là một số đặc điểm của chúng:

Các nhà chế tạo xe ôtô nói rằng đây là loại động cơ hoàn hảo nhất, hiệu quả nhất từng được biết, có hiệu suất gần 100%, không gây phí phạm và ô nhiễm môi sinh (máy móc cơ khí hiện đại nhất của chúng ta chỉ có hiệu suất khoảng 40%, phần còn lại thải ra thành nhiệt, khói, CO2, dầu, cặn bã…). Họ cho rằng loại động cơ này của vi khuẩn rất giống với xe điện ngày nay.

Động cơ roi bơi của vi khuẩn có hệ thống hộp số tương tự như động cơ của con người (nhưng tiên tiến hơn nhiều), giúp chúng tăng giảm tốc độ hoặc đảo chiều quay động cơ trong tích tắc, từ đó tăng giảm tốc độ bơi và hướng bơi một cách hết sức cơ động.

Đây là bộ sang số của động cơ roi bơi của vi khuẩn, giúp chúng khi đang bơi về phía trước có thể sang số lùi ngay tức khắc. Người ta không hiểu làm cách nào một vi sinh vật nhỏ như thế lại có khả năng đổi số một cách cấp kỳ như vậy. Để xe ô tô lùi lại, chúng ta trước hết phải dừng động cơ lại rồi mới sang số lùi, trong khi đó động cơ roi bơi có thể đảo chiều tức khắc trong không tới 1/10 giây đồng hồ. Trình độ chênh lệch đôi bên quả thật quá lớn.

Bộ ly hợp của động cơ roi bơi ở vi khuẩn.

Tuy vậy khả năng đảo chiều động cơ chưa phải là khả năng độc đáo và gây sốc nhiều nhất đối với giới nghiên cứu. Điều gây sửng sốt nhất là ngoài việc tiến thoái cấp kỳ, động cơ roi bơi còn có cả một hệ thống ly hợp. Nhờ hệ thống này nó có thể phanh lại, khiến trục quay dừng lại ngay tức khắc. Tại trục quay, nếu động cơ roi bơi muốn ngưng quạt đuôi thì “nhả” bộ răng cưa ra. Vòng tròn màu đỏ trong hình biểu thị trạng thái “đạp thắng”.

Cần chú ý là chúng ta đang nói về cấu trúc sinh học bên trong một trong những tế bào nhỏ bé nhất (thuộc loại dạng sống “đơn giản” nhất và “nguyên thủy” nhất), chứ không phải đang nói về động cơ của xe ô tô hiện đại.

Roi bơi – Cỗ máy diệu kỳ của Tạo Hóa:

Chưa hết, người ta khám phá ra rằng loại động cơ roi bơi của vi khuẩn magnetobacteria MO-1 thậm chí còn độc đáo hơn. Động cơ này có tới 7 cái đuôi. Trên tiết diện mặt cắt ngang của động cơ, người ta thấy có 7 động cơ con dẫn động 7 bánh răng chính và 24 bánh răng phụ. Toàn bộ 31 bánh răng cộng lại thành 1 bộ đĩa răng cưa hình lục giác đều. 7 răng cưa chính dẫn động 7 cái đuôi, được hệ thống 24 bánh răng phụ quay ngược chiều hỗ trợ. Nhờ có 7 cái đuôi, con vi khuẩn này bơi nhanh hơn các con khác gấp 10 lần. Nhưng làm thế nào 7 cái đuôi này quay rất nhanh nhưng vẫn đồng bộ ăn khớp với nhau đến vậy, trong một cái bó chật hẹp như vậy mà không hề bị lực ma sát hay lực va chạm làm hỏng? Chưa ai trả lời được câu hỏi này.

Điều khiển cả hệ 7 động cơ của 7 đuôi là cả một vấn đề phức tạp, tuy nhiên vi khuẩn lại làm rất tốt. (Ảnh: Internet)

Làm sao thuyết tiến hóa giải thích được sự xuất hiện của nguyên cả một hệ thống máy móc cơ khí tinh vi như vậy bên trong một con vi khuẩn, thứ được xem như sinh vật nguyên thủy nhất trên quả đất? Tế bào nhỏ bé như vậy, “đơn giản” như vậy mà đã kỳ mỹ và tinh vi đến mức không tưởng, thậm chí vượt rất xa các cỗ máy tinh vi nhất mà chúng ta có thể chế tạo.

Nhìn các cỗ máy nano này, ta không khỏi có cảm giác đấng Tạo Hóa đã tạo ra chúng là một trí tuệ có nét tương tự nhưng siêu việt hơn hẳn con người.

III. Hệ thống các cỗ máy sao chép DNA

Các cỗ máy phân tử làm nhiệm vụ sao chép DNA trong tế bào:

… Nhưng đó mới chỉ là 3 trong số hàng ngàn loại máy móc siêu việt khác nhau trong mỗi tế bào sinh vật mà thôi.

IV. Một vấn đề về xác suất

Chúng ta có thể thấy rõ: Không có bất kỳ một sinh vật sống nào đơn giản. Chưa cần nhắc đến các sinh vật to lớn, thậm chí ngay cả các sinh vật bé nhỏ nhất, “nguyên thủy” nhất như vi khuẩn cũng đều là các hệ thống vô cùng phức tạp bao gồm hàng tỷ các thiết bị cơ khí và máy vi tính, hoạt động cực kỳ nhịp nhàng đồng điệu với nhau trong một khối thống nhất.

Trong vòng hơn 50 năm nghiên cứu khoa học gần đây, người ta đã khám phá ra rằng sự sống, cho dù “nguyên thủy” tới đâu, cũng đều dựa trên các cơ sở sau:

Ngôn ngữ lập trình, các thông tin phức tạp và xác lập, mã chương trình, và các cỗ máy, máy vi tính… từ đâu mà ra, nếu không phải là sản phẩm của một trí tuệ thông minh siêu phàm? Chúng có thể tự nảy sinh ra cùng với cái tế bào “nguyên thủy” kia một cách ngẫu nhiên được chăng, và xác suất của việc này là bao nhiêu? Hãy xem câu trả lời của các nhà khoa học:

“Xác suất để các dạng sống cao hơn có thể hình thành qua các quá trình tiến hóa, cũng ngang với xác suất một cơn lốc quét qua một bãi phế liệu và lắp ráp được một chiếc Boeing 747 từ đống phế liệu đó”.

“Xác suất hình thành sự sống từ vật chất vô sinh là 1 chia cho một con số có 40.000 chữ số 0 đằng sau… Nó đủ lớn để chôn vùi Darwin lẫn toàn bộ thuyết tiến hóa. Không có nước súp nguyên thủy nào cả, trên hành tinh này hay bất cứ hành tinh nào khác, và nếu những sinh vật sống đầu tiên không ngẫu nhiên nảy sinh, thì chúng phải là sản phẩm của một trí thông minh có mục đích”.

(Ngài Fred Hoyle, tiến sỹ Toán học, Vật lý và Thiên văn học người Anh, trong “Hoyle nói về thuyết tiến hóa”, Nature, tập 294, 12/11/1981, trang 105 và trang 148)

“Xác suất sự sống tự nảy sinh một cách ngẫu nhiên có thể sánh với xác suất một vụ nổ trong tiệm in [ngẫu nhiên] tạo ra một cuốn từ điển lớn”.

(Tiến sĩ Edwin Conklin, giáo sư sinh học tại Đại học Princeton, Mỹ. Cliffe Knechtle trích dẫn trong “Hãy cho tôi một câu trả lời”, 1986, trang 70)

“Trái ngược với nhận thức phổ biến cho rằng chỉ thuyết Sáng Thế mới dựa trên một căn cứ mang tính siêu nhiên, thuyết tiến hóa cũng y như vậy, vì xác suất của việc sự sống tự hình thành một cách ngẫu nhiên là cực nhỏ, nhỏ đến mức cần phải có một ‘điều kỳ diệu’ thì sự sống mới có thể tự nảy sinh, tương đương với một lý luận thần học”.

(Tiến sĩ Chandra Wickramasinge, trích dẫn trong “Thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa”, John Ankerberg, trang 20)

“Xác suất để hình thành dạng thức nhỏ nhất, đơn giản nhất của sinh vật sống là 1 / 10^340.000.000. Con số này là 1 phần 10 mũ 340 triệu! Con số này quả thật kinh khủng, vì chỉ có xấp xỉ 10^80 electron trong toàn bộ vũ trụ mà thôi.”

(Giáo sư Harold Morowwitz, thuộc Đại học Yale, Mỹ, “Dòng chảy năng lượng trong sinh học”, trang 99)

“Chắc chắn là sự sống không thể ngẫu nhiên tự nảy sinh trong một bát súp nguyên thủy được”.

(Tiến sĩ Arthur E. Wilder-Smith, nhà hóa học và trước từng là nhà tiến hóa, trong “Khoa học tự nhiên không ủng hộ thuyết tiến hóa”, Santee, California: Master Books, 1981, trang 9-89)

Sự sống không tự nảy sinh và phát triển như thuyết tiến hóa nói, thế thì sự sống từ đâu mà có? Đó là câu hỏi đúng đắn, rất thú vị nhưng cũng đầy bí ẩn…

(còn tiếp. Sự thật về thuyết tiến hóa: Cha đẻ ngành vi sinh vật Louis Pasteur là chướng ngại lớn cho học thuyết Darwin)

Bạch Vân tổng hợp

Exit mobile version