Larry Krantz là một thầy thuốc và phó giáo sư lâm sàng ở trường Đại học Y Colorado, Mỹ. Ông đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y nhưng không chết và ông cũng không thể tìm ra cách giải thích y học nào hợp lý cho việc này.
Lấy ví dụ, khi đang đi chợ, ông đã bắt gặp một bệnh nhân có tuổi mà đáng nhẽ ra đã phải… qua đời từ lâu. Trước đó, người này đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư di căn. Krantz đã giới thiệu người này cho một bác sĩ chuyên khoa ung bướu nhưng bà đã quyết định không tiến hành điều trị. Ông không nghĩ bà có thể sống sót quá lâu, nhưng giờ bà đang đứng đây, trong trạng thái sức khỏe tốt, sau nhiều năm không gặp.
“Những trường hợp như vậy quả thật là khó tin, và tôi nghĩ rằng tất cả các bác sĩ đều từng chứng kiến việc này. Các bệnh nhân với đủ các loại bệnh khác nhau đã trở nên khá hơn và phục hồi một cách khó hiểu trong khi chúng tôi chưa thể tìm ra cách giải thích thỏa đáng cho việc này”, BS Krantz nói.
BS Krantz đã tìm thấy rất nhiều những nghiên cứu trong những năm gần đây nhắc đến việc, sự căng thẳng gây một tác hại nhất định đến cơ thể. Liên tưởng tới sự phục hồi kỳ diệu của các bệnh nhân ung thư với các dữ liệu này, ông cho rằng “Có một thứ gì đó tương tự đang khởi tác dụng ở đây”. Krantz tin rằng, sự tĩnh lặng nội tại có thể có một tác dụng tích cực nào đó đến sự phục hồi của bệnh nhân và điều này cũng sẽ giúp các bác sĩ hiểu được phải làm thế nào để giúp đỡ các bệnh nhân của họ.
Tại sao các bác sĩ nên tìm kiếm sự bình an nội tại và lắng nghe trực giác?
BS Krantz để ý thấy khi ông lái xe đi làm, thông thường hình ảnh của một bệnh nhân nào đó sẽ đột nhiên hiện ra trong tâm trí ông. Ông dần dần nhận thức được rằng đây gần như chắc chắn là một dấu hiệu báo hiệu ông sẽ gặp bệnh nhân đó trong ngày. Ông đã học cách lắng nghe trực giác của mình.
Larry Krantz đã đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân rồi tiến hành chẩn đoán và tư vấn cách điều trị dựa trên các quan sát thực tế, nhưng kết quả đôi khi không được như ý muốn và nó lưu lại trong ông một cảm giác chán nản. Lùi một bước, thanh lọc tâm trí bản thân và lắng nghe trực giác của mình. Các kết quả chẩn đoán và cách điều trị rất khác biệt sẽ xuất hiện trong tâm trí ông, và chúng khá chính xác.
“Tôi nghĩ điều này có nghĩa là chúng ta nên sử dụng trực giác của mình như một công cụ kết hợp với… các kiến thức y học và các khóa đào tạo về y tế”, ông nói.
“Có rất nhiều nhà tư tưởng học vĩ đại và các chỉ dẫn tâm linh xuất phát từ Khổng Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus… những người đa chỉ dẫn cho chúng ta một trạng thái mà một sinh mệnh có thể đạt tới nhưng hầu hết mọi người không đều không hay”, Krantz nói. Ông tin rằng trạng thái nội tại này sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân và bác sĩ.
Krantz cho biết, vào thời Trung Quốc cổ đại, các thầy thuốc và những người dân bình thường trong xã hội đều phải đả tọa, ngồi thiền. Những ghi chép vào thời đó đã cho thấy, dường như các thầy thuốc Trung Y đã sử dụng công năng của mình để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân – những khả năng được cho là kết quả của việc tu luyện tinh thần bên trong.
Sau những phát hiện mới lạ này, Bác sĩ Krantz đã quyết định tạm dừng công việc của mình đề dành toàn bộ thời gian cho việc viết tiểu thuyết. Trong quyển sách “Những kỳ tích kỳ lạ (Strange Miracles)”, ông đã tưởng tượng ra một thế giới mà trong đó các bác sĩ có thể sử dụng những khả năng siêu thường của họ để tiến hành những ca điều trị kỳ tích.
“Là một bác sĩ, tôi thường hình dung ra một viễn cảnh trong đó nhân loại có thể phát triển và tìm ra những khả năng ẩn giấu của bản thân, vốn chỉ trực chờ được kích phát”, Krantz chia sẻ, “Điều từng được cho là không tưởng nay đã trở thành hiện thực, như gửi con người lên Mặt Trăng hay sử dụng điện thoại di dộng để nói chuyện với ai đó ở đầu bên kia thế giới. Máy bay trực thăng và tàu ngầm đã được hình dung trước cả thế kỷ trước khi được hiện thực hóa”.
“Tôi sẽ không thiết lập giới hạn cho bất cứ cái gì”, ông nói.
Xem thêm: