Qua nhiều năm, rất nhiều người đã từng đặt ra câu hỏi: “Tại sao không có ai cưỡi ngựa vằn?”.
Mối quan hệ giữa động vật có vú lớn và nền văn minh của con người là có quan hệ rất mật thiết. Con người sử dụng những động vật có vú như một dạng thực phẩm, dùng chúng để lao động hay vật nuôi. Những động vật sau khi được thuần hóa đã hình thành một mối quan hệ cộng sinh với con người. Hiện có khoảng hơn 140 loại động vật có vú sống ở vùng hoang dã, nhưng chỉ có 10 loại trở thành vật nuôi, vậy tại sao lại như vậy?
Ngoài ra, bạn sẽ tự hỏi tại sao con người không cưỡi ngựa vằn? Để giải thích điều này, trước tiên chúng ta hãy bắt đầu với những chú cừu.
Bạn có biết? Không phải mọi con cừu đều có lớp lông dày như vậy! Những con cừu lông dày và mịn như vậy là do con người chúng ta đã “mang tính chọn lọc để thuần dưỡng”. Cái gọi là thuần dưỡng chính là cải biến động vật hoang dã thành thích hợp với những gì nhân loại cần. Vì vậy, khi thuần hoá những chú cừu, người ta cần nhân giống các chú cừu cho ra nhiều len nhất qua mỗi thế hệ. Đối với nhân loại ở thời kì đầu mà nói, động vật là một công cụ rất mạnh mẽ: động vật không chỉ được coi là một phương tiện vận tải giống như những chiếc máy kéo. Nó còn là nguồn gốc của quần áo. Đây chính là lý do tại sao giống cừu lại nhiều lông, bởi vì nó mang lại lợi ích cho nhân loại.
Tuy nhiên, các loài động vật hoang dã nhiều như vậy, từ trước tới giờ, rốt cuộc tại sao chỉ có một số ít các loài động vật đã được thuần hóa?
1. Những loài động vật nuôi dưỡng được có chẳng hạn như con bò, chúng rất dễ nuôi.
Bò thường rất dễ chăn nuôi bởi vì nó không hề kén ăn. Bò không chỉ ăn những thức ăn mà con người “không ăn”, mà nó còn có thể biến những thức ăn này thành thịt, điều này không còn gì phải bàn.
Nhưng nếu là hổ, con hổ sẽ ăn thịt bò, biến thịt bò chuyển hoá thành thịt của mình. Nhưng nó phải ăn thịt bò mới biến trở thành thịt hổ, sản xuất ra nhiệt lượng vẫn là như nhau.
Đơn giản bạn chỉ cần tính xem, 10 cân cỏ biến thành 1 cân thịt bò; nhưng 10 cân thịt bò mới có thể trở thành 1 cân thịt hổ. Nhưng đối với con người, ăn 2 loại thịt này đều có lượng calo ngang nhau. Vì vậy, con người không bao giờ nghĩ đến việc thuần dưỡng những động vật ăn thịt, đó chính là định luật nhiệt lực học.
2. Con người luôn tìm kiếm những động vật thân thiện, lại dễ thuần hóa.
Động vật ăn thịt thường không thân thiện, rất khó để bắt chúng vào lồng. Nhưng sức tấn công của động vật ăn cỏ như hà mã cũng rất mạnh, rất khó để chế ngự. Vậy linh dương thì sao? Nó sẽ rất dễ nhảy khỏi hàng rào mà bạn kỳ công xây dựng, đó chẳng phải vô ích sao.
Nếu bạn muốn nuôi linh dương cần phải có hàng rào cao ít nhất cùng chiều cao với nó mới có thể giữ lại được.
Xã hội đông phương cũng rất yêu thích gấu trúc, vì để chăm sóc gấu trúc người ta phải đầu tư rất nhiều sức lực và tinh lực để chăm sóc vì vậy nó thực sự không phù hợp và khả dĩ.
3. Con người thuần hóa động vật tốt nhất nên chọn những loài sinh sản nhiều, chẳng hạn như heo.
Hãy nhìn xem voi và lợn có khoảng cách xa gấp bao nhiêu lần! Thời gian voi mang thai dài đến 2 năm, sau đó muốn mang thai tiếp lại phải đợi 5 năm sau. Voi con phải đợi sau 9 năm mới có thể thành voi mẹ, đối với voi đực sẽ cần 15 năm, đó đều là thời gian quá dài. Mặc dù voi ăn chay, cũng không kén ăn, nhưng liệu ai có đủ kiên nhẫn để chờ đợi tận 15 năm? Người chăn nuôi voi rốt cuộc cần bao lâu mới có thể quay vòng được? Đây là lý do tại sao chỉ những xã hội “phức tạp” mới thấy con người thuần phục voi chiến.
4. Lý do tại sao con người không cưỡi ngựa vằn?
Trong quá khứ, ngựa được dùng như một phương tiện đi lại, nhưng ngựa lại được thuần hoá ở Âu lục nhiều hơn. Mặc dù con người có khởi nguồn từ Châu Phi và Châu Phi có ngựa vằn. Tại sao người Châu Phi không cưỡi ngựa vằn để chinh phục thế giới?
Ngựa vằn vốn có thiên tính rất khó đoán trước được, dưới áp lực rất dễ bị kinh sợ! Thông thường việc thuần hoá ngựa vằn đều gặp thất bại. Ngoài ra, ngựa vằn vốn thích chiến đấu, vừa thích đá vừa thích cắn. Người châu Phi muốn ngựa vằn học cách kéo xe, nhưng chỉ cần nó lớn lên một chút, những con ngựa vằn thường dữ hơn con ngựa thông thường rất nhiều, nếu nó cắn người thường không nhả ra vì vậy việc nuôi ngựa vằn là một việc rất nguy hiểm!
Hơn nữa, ngựa vằn không có kết cấu tập quán gia đình. Trong quần thể ngựa có một cấu trúc phân cấp, chẳng hạn như một con ngựa đực có tới 6, 7 con ngựa cái và một số con ngựa con. Con ngựa đực sẽ đi đầu đàn, sau đó đến ngựa cái A đi cùng ngựa con của mình bên cạnh. Tiếp sau đó nữa là ngựa cái B, bên cạnh nó lại là ngựa con của nó… Mỗi con ngựa đều biết vị trí của chúng trong đàn. Bản năng của chúng sẽ làm theo sự chi phối của một con ngựa đầu đàn, sẵn sàng chấp nhận điều khiển. Vì vậy, con người chỉ cần nhìn vào thứ tự của đàn ngựa cũng có thể biết được con ngựa nào là đầu đàn. Và người ta chỉ cần chế ngự thuần phục duy nhất con ngựa đó. Một khi con ngựa mạnh nhất đàn ngựa bị chế phục, thì việc thuần hoá các con còn lại quá dễ dàng.
Hãy xem video sau đây để biết nguyên nhân tại sao con người không thể thuần hoá những chú ngựa vằn.
My My
Xem thêm: