Trên những chuyến bay, có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao cửa sổ máy bay luôn là hình hình bầu dục hay hình tròn mà không phải hình vuông, hình chưa? Nếu thiết kế như ô tô, tàu hỏa thì quang cảnh nhìn được sẽ rộng hơn, điều đó đem lại nhiều lợi ích hơn không.

Sau nhiều năm phát triển và thay đổi trong ngành hàng không, từ sự khởi đầu hết sức khiêm tốn trong thử nghiệm đầu tiên về máy bay của anh em nhà Wright, hiện tại loài người đã tạo ra những chiếc chuyên cơ khổng lồ với khả năng chở hàng trăm hành khách cùng hành hóa kèm theo. 

Máy bay đang là một trong những phương tiện di chuyển phổ biến nhất hiện nay. (Ảnh: BNews)

Thời gian ban đầu, những chiếc cửa sổ của máy bay thường được thiết kế có dạng vuông hoặc chữ nhật để hành khách có thể ngắm phong cảnh bên ngoài một cách thoải mái hơn. Tuy nhiên, thời gian về sau chúng đều được chuyển sang hình bầu dục hay tròn. Vì sao sau tất cả chúng ta lại phải thay đổi hình khối cửa sổ đã xuất hiện từ rất lâu trong thiết kế nhà ở và xe hơi?

Trong những năm 1950 của thế kỷ trước, máy bay trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới, bay cao hơn và tốc độ bay lớn nhiều so với trước, cũng vì thế vận chuyển bằng đường hàng không cũng trở nên phổ biến hơn. Nhưng một vấn đề lại nảy sinh tại thời điểm này là hai chiếc máy bay đột ngột rơi trong chuyến hành trình. Sau khi điều tra, các chuyên gia xác định nguyên nhân nằm ở những chiếc cửa sổ hình vuông.

Nguyên nhân sâu xa đằng sau là gì?

Những cạnh sắc hay góc vuông của hình vuông là điểm yếu tự nhiên, đây là nơi áp lực của máy bay và khiến chúng yếu dần đi khi chịu áp lực từ không khí, đặc biệt là trong điều kiện áp suất khí quyển cao. Áp lực ở góc cửa sổ cao gấp 3, 4 lần so với các bộ phận khác, vì thế cửa sổ rất dễ bị vỡ. Dưới áp lực liên tục, bốn góc của cửa sổ hình vuông trên máy bay trở thành một thảm kịch kinh hoàng.

Ngược lại, những chiếc cổ sổ hình bầu dục hay hình tròn không hề có một điểm tập trung nào chịu tác động, vậy nên áp lực và phân bố lực tác động đều hơn, giảm thiểu khả năng bị nứt vỡ. Hơn nữa các dạng hình tròn, bầu dục là những hình khối khỏe hơn, không bị biến dạng từ tác động bên ngoài, từ đó có thể chịu được áp lực sinh ra từ chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong máy bay.

Cửa sổ hình tròn hay bầu dục có chịu được áp lực của không khí khi máy bay di chuyển ở tốc độ cao. (Ảnh: dzentlmenis.lv)

Trong thực tế, người ta thường chọn hình bầu dục thay cho hình tròn vì tính thẩm mỹ cùng như giúp hành khách ngắm khung cảnh bên ngoài dễ dàng và rộng rãi hơn. 

Vì vậy, nếu có đi máy bay, bạn đã hiểu được vấn đề này rồi phải không nào! Và cũng thầm cảm ơn những chiếc cửa sổ hình tròn hay bầu dục này vì nó đã giúp bạn có một chuyến bay an toàn. 

Video:

Sơn Tùng