Đại Kỷ Nguyên

Tại sao mắt động vật có thể phát sáng trong đêm tối mà mắt người thì không?

Trong đêm tối, nếu tình cờ cầm đèn pin chiếu rọi vào mặt chó hoặc mèo bạn sẽ thấy mắt chúng sáng rực như được bôi một lớp phát quang. Vậy tại sao chúng lại có khả năng kỳ lạ này, trong khi con người không có?

Mắt phát sáng trong đêm tối là tình tiết xuất hiện khá nhiều trong những chuyện kinh dị, thường để mô tả những loài động vật hay con người trở thành quái vật sau một sự cố nào đó xảy ra. Thông thường đó chỉ những tình tiết hư cấu để làm tăng thêm tính hấp dẫn hay ly kỳ cho câu chuyện nhưng trong thực tế lại có chi tiết như vậy.

Không phải con người mà chính các loài động vật lại sử hữu khả năng độc đáo này. Đôi mắt của chúng có khả năng phát sáng trong đêm tối, ngay cả khi bạn chiếu ánh sáng đèn pin vào chúng. Như vậy, động vật phải sở hữu đặc điểm nào đó nổi bật mà con người chúng ta không có mới khiến mắt phát sáng trong như vậy.

Mắt mèo hay mắt của nhiều động vật khác có khả năng phát sáng trong đêm. (Ảnh: Pinterest)

Bí mật này là gì?

Theo tiến sĩ Cynthia Powell, bác sĩ thú y chuyên khoa mắt tại Đại học bang Colorado cho biết:

“Rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những loài chuyên kiếm ăn về đêm thường có bề mặt phản chiếu nằm ngay phía sau võng mạc. Lớp gương phản quang này còn được gọi là Tapetum lucidum, giúp động vật nhìn tốt hơn trong đêm tối. Chúng đóng vai trò như một bộ máy khuếch đại ánh sáng.”

Tiến sỹ Powell giải thích thêm rằng khi ánh sáng đi vào trong mắt, chúng phải tìm được một tế bào cảm quang để truyền thông tin đó đến não. Thông thường võng mạc chỉ thu nhận 1 phần ánh sáng đạp vào mắt nhưng lại cho 1 phần khác đi qua, vì thế Tapetum lucidum sẽ hoạt động như một tấm gương phản xạ, giúp cho ánh sáng có thể nhận diện lại lần hai.

Chó sói, gấu trúc Bắc Mỹ, cá sấu cùng với nhiều loài khác đều có lớp gương Tapetum lucidum này; trong khi con người, các loài linh trưởng, sóc, chuột túi và lợn lại không có hoạt chất này.

Đây là lucetum tapetum trên mặt sau nhãn cầu của bò. (Ảnh: Imgur)

Ngoài ra, mắt các loài động vật khi phát sáng có màu sắc khác nhau. Theo tiến sĩ Powell, sự khác biệt này quyết định những chất như riboflavin hoặc kẽm có trong Tapetum của động vật. Một điểm thú vị khác là những sắc tố nằm trên võng mạc, tuổi tác cùng một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới màu mắt.

Ví dụ:

Mắt mèo thường phát sáng màu xanh lá cây, trong khi đó mắt mèo xiêm lại có màu vàng rực rỡ khi phát sáng. Và lớp gương Tapetum lucidum ở mèo cũng thường nhiều hơn chó.

Còn khả năng nhìn trong đêm của con người như thế nào?

Như đã nói ở trên, con người không thể quan sát tốt vào ban đêm nhưng chúng ta có tầm nhìn ban ngày tốt nhất. Tuy nhiên, con người vẫn thua xa loài đại bàng về khoản này. Mắt đại bàng có kích cỡ và trọng lượng gần giống mắt người nhưng chúng có hình dạng khác hẳn. Phía sau mắt đại bàng phẳng hơn và rộng hơn lưng mắt chúng ta, tạo cho nó một trường quan sát rộng hơn nhiều.

Lưng mắt người có một vùng đặc biệt trên võng mạc gọi là hố thị giác (fovea – nơi tập trung nhiều tế bào nhận sáng). Hố thị giác của người có khoảng 200.000 tế bào hình nón/mm nhưng chưa là gì so với đại bàng. Hố thị giác của chúng có khoảng 1 triệu tế bào hình nón/mm, cho phép nó phát hiện ra 1 con chuột từ khoảng cách 1,6 km. Điều này nằm ngaoif sức tưởng tượng của con người.

Con người có khả năng nhìn tốt vào ban ngày nhưng khả năng này vẫn còn kém xa mắt của đại bàng. (Ảnh: Wikipedia)

Về khả năng nhìn trong đêm, loài mèo thích nghi tốt hơn chúng ta. Giác mạc và đồng tử của chúng rộng hơn của con người, vì vậy thu nhận được nhiều ánh sáng hơn trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng. Chúng cũng có chiếc gương Tapetum giúp phản xạ ánh sáng trở lại mắt. Võng mạc của chúng có 2 cơ hội tiếp cận với cùng 1 photon ánh sáng. Tapetum của mắt mèo phản xạ ánh sáng 130 lần, mạnh hơn mắt người. Đó là lý do vì sao mắt mèo rực sáng trong bóng tối.

Sơn Tùng

Exit mobile version