Có bao giờ bạn đã thắc mắc rằng tại sao nước biển bình thường có màu xanh nhưng khi có sóng thì nước lại chuyển sang màu trắng chưa? Lý do gì khiến nước biển có màu khác với nước sông, hồ trong đất liền?
Theo giáo sư Glenn Smith tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) cho biết:
“Thật ra nước biển không có màu như chúng ta vẫn thấy nhưng nó lại phản chiếu màu xanh của bầu trời nên mới có màu xanh lam và lúc bầu trời có nhiều đám mây xám xịt thì nước biển lại có màu xám.”
Tại sao nước biển có màu xanh, còn nước sông thì không?
Nước biển có màu xanh đơn giản không vì nước màu xanh như những gì chúng ta thấy. Màu xanh của nước biển được quyết định hoàn toàn bởi ánh sáng Mặt Trời.
Hệ thống ánh sáng Mặt Trời bao gồm 7 màu cơ bản là: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thông thường trong nước biển có những tồn tại rất nhiều phần tử lửng lơ có kích thước nhỏ, đối với những màu sắc có bước sóng dài đỏ, cam trong ánh sáng Mặt Trời có đi xuyên qua những phần tử này nhưng trong quá trình di chuyển, chúng bị nước biển và các sinh vật biển như tảo hấp thụ hết. Còn những ánh sáng có sóng ngắn như ánh sáng lam, tím tuy cũng hấp thụ nhưng phần lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại.
Màu sắc mà chúng ta nhìn thấy thường là thứ tán xạ hoặc phản xạ ra. Nếu biển càng sâu, ánh sáng màu xanh phản xạ và tán xạ càng nhiều khiến cho nước biển lúc nào cũng có màu xanh lam. Đây là lý do vì sao nước sông không có màu sắc như nước biển bởi sông thì có đáy cạn và không sâu như biển.
Cũng bởi vậy biển Đỏ có màu đỏ mà không có màu khác vì nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ phát triển mạnh. Còn biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều H2S khiến nước biển sậm màu khi bắt đầu xuống độ sâu 100m.
Lý do khiến sóng biển lại có màu trắng?
Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta có thể liên tưởng theo tính chất của thủy tinh như sau:
Thủy tinh là vật liệu trong suốt, không màu; khi một chiếc cố thủy tinh vỡ, mảnh vụn của chúng vẫn không màu nhưng ta ghép các mảnh nhỏ lại với nhau thì lại thành màu trắng xóa. Điều này minh chứng rằng khi thủy tinh càng vỡ vụn, màu trắng càng rõ ràng hơn. Khi thủy tinh bị nghiền thành bột thì trông chúng giống hệt một đống tuyết.
Tại sao như vậy?
Thực tế là thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng Mặt Trời và phản xạ lại; khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào đống thủy tinh, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra rất nhiều đợt khúc xạ hoặc tán xạ theo nhiều hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xoá.
Và sóng biển cũng lại như vậy, tương tự những đống thủy tinh vỡ vụn cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi tạo ra màu trắng khi nhìn. Đó là lý do tại sao nước biển màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng xóa.
Sơn Tùng