Tàu Horizon của NASA tiếp cận thành công Ultima Thule, một vật thể cổ xưa xa xôi và nhỏ bé nằm ở rìa Hệ Mặt Trời.
Sau chuyến bay thành công tới Sao Diêm Vương vào năm 2015, tàu thăm dò không gian liên hành tinh New Horizons đã được điều động để tiếp cận Ultima Thule, một thiên thể có kích thước nhỏ trong Vành đai Kuiper, Iflscience hôm 1/1 đưa tin.
Ultima Thule là biệt danh của 2014 MU69, một vật thể rộng 30 km được phát hiện vào năm 2014 khi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các mục tiêu tiềm năng cho khám phá sau Sao Diêm Vương của New Horizons.
Trong những tuần dẫn đến chuyến bay lịch sử này, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm những ‘chiếc nhẫn’ hoặc mặt trăng tiềm năng nhưng không tìm thấy . Điều này khiến họ quyết định đưa New Horizons chọn đối tượng nó gần nhất. Ultima Thule hiện ở vị trí cách 6.49 tỉ km so với Mặt Trời, chúng ta chưa bao giờ có cái nhìn cận cảnh về một cái gì đó ở rất xa như vậy trước đây. Nó là cuộc thám hiểm xa nhất nào trong lịch sử cho đến thời điểm hiện tại
New Horizons đến Ultima Thule vào khoảng 5:33 sáng GMT ngày 1 tháng 1 năm 2019. Trong vài ngày tới, dữ liệu quan sát sẽ liên tục được gửi về Trái Đất. Bộ công cụ đã được giao nhiệm vụ tìm hiểu địa chất, hình thái và cấu tạo của thế giới xa xôi này.
Hình ảnh, đo nhiệt độ và phân tích hóa học sẽ được nghiên cứu chi tiết bởi nhóm vận hành New Horizons. Mục tiêu là để hiểu Ultima Thule đã hình thành như thế nào. Nhóm nghiên cứu ước tính sẽ mất 20 tháng để tải xuống mọi thứ mà tàu thăm dò sẽ thu thập trong thời gian ngắn.
Vành đai Kuiper hay vành đai Kha Y là các vật thể của hệ Mặt Trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo. Vành đai này là quê hương của hành tinh lùn như Eris và Makemake, cũng như nhiều đối tượng nhỏ hơn như Ultima Thule. Hiểu được sự hình thành của nó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu cách các vật thể khác trong Vành đai Kuiper hình thành và thậm chí có được nhiều hiểu biết hơn về thời kì sơ kì của Hệ Mặt trời. Thành tích đáng kinh ngạc này thực sự là một cách tuyệt vời để bắt đầu năm mới của NASA.
Hoài Anh