Tàu thăm dò Voyager 2 của NASA đã tiến gần tới mép của hệ mặt trời vào đầu tháng 10 sau 40 năm rời khỏi Trái Đất.
Theo Space.com, tuyên bố được NASA phát đi hôm qua (ngày 14 tháng 11). Tàu Voyager 2 phóng đi vào năm 1977, đây là thiết bị duy nhất thu thập dữ liệu chi tiết về Sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Sau khi nhiệm vụ hoàn thành, Voyager 2 tiếp tục bay hướng về phía rìa của hệ mặt trời của chúng ta.
Dữ liệu mới xuất phát từ một công cụ gọi là Kính viễn vọng năng lượng thấp, theo dõi các hạt năng lượng thấp đặc trưng của hệ mặt trời.
Và vào đầu tháng 11, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự sụt giảm mạnh về số lượng hạt thu được, tất nhiên chưa phải là về 0. Điều đó có nghĩa là tàu vũ trụ vẫn còn một khoảng cách nữa trước khi các nhà khoa học có thể tuyên bố Voyager 2 đã thoát khỏi Hệ mặt trời.
Dữ liệu mới bổ sung vào cảnh báo đầu tiên về sự ra đi sắp xảy ra của Voyager 2, xuất phát từ Kính viễn vọng năng lượng cao của đầu dò, đo các hạt năng lượng cao. Những hạt này trở nên phổ biến hơn khi tàu vũ trụ rời khỏi hệ mặt trời.
Trong khi Voyager 2 sắp vượt qua lằn đích, một phi thuyền NASA mới hơn mang tên Parker Solar Probe đã bắt đầu tiến về nơi khởi nguồn của những cơn gió mặt trời. Đó là bầu khí quyển bên ngoài mặt trời, được gọi là corona. Parker Solar Probe ra mắt vào tháng 8 và đã thực hiện 24 cuộc nghiên cứu khoa học đầu tiên đi quanh mặt trời vào đầu tháng này.
Hoài Anh